<<< CHÀO MỪNG BẠN GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN CỦA LỚP CHUYỂN ĐỔI THI CAO HỌC HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI QUẢNG BÌNH NĂM 2012 - MỌI THÔNG TIN XIN GỬI VỀ ĐỊA CHỈ E-MAIL: vinhsanqb@gmail.com >>>

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN HÀNH CHÍNH (Phần 1)

Với mong muốn giúp các anh chị học ôn thi đạt kết quả, Học viện Hành chính cung cấp một số tài liệu liên quan đến ôn tập môn Hành chính. Tài liệu gồm có 5 phần: Phần 1 - Hành chính và Hành chính Nhà nước; Phần 2 -Thể chế hành chính Nhà nước; Phần 3 - Chức năng hành chính Nhà nước; Phần 4 - Quyết định quản lý hành chính nhà nước; Phần 5 - Kiểm soát hành chính nhà nước và một số nội dung khác có liên quan. 
Tài liệu đã kế thừa và được sự giúp đỡ của các tiền bối thi cao học hành chính, sự cố gắng nỗ lực của một số thành viên trong diễn đàn. Tuy nhiên tài liệu vẫn chưa hoàn thiện, đề nghị các anh, chị tham khảo và hoàn thiện để thi đạt kết quả.
Sau đây là những nội dung chính của tài liệu.

PHẦN 1. HÀNH CHÍNH VÀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Câu 1. Quan niệm về hành chính nhà nước (hay hành chính công)
1. Quyền lực nhà nước và sự thực thi quyền lực nhà nước.
Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp và thể hiện ý chí của nhân dân trong xã hội dân chủ. Trong xã hội dân chủ, quyền lực nhà nước là một loại quyền lực đặc biệt bắt nguồn từ nhân dân, nhân dân trao cho Nhà nước để thay mặt nhân dân quản lý xã hội nhằm đạt mục tiêu chung.
Ở Việt Nam, việc tổ chức thực thi quyền lực nhà nước theo nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan  nhà nước trong việc thực hiện bal quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quyền lực nhà nước và sự phân công thực hiện các quyền giữa các cơ quan được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:                       
Trên thế giới tồn tại nhiều hình thức tổ chức Chính phủ khác nhau. Các hình thức tổ chức cơ bản là: chế độ tổng thống; chế độ nội các; chế độ đại nghị; chế độ lưỡng thể. Tuy nhiên, tất cả các Chính phủ đều phải thực hiện chức năng hành pháp thông qua một hệ thống tổ chức và thể chế gọi là nền hành chính nhà nước.
2. Quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước xuất hiện ngay sau khi có Nhà nước, đó là hoạt động quản lý toàn xã hội. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi một quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử. Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm chức năng lập pháp của các cơ quan lập pháp, chức năng hành pháp (chấp hành và điều hành) của hệ thống hành chính nhà nước (Chính phủ) và chức năng tư pháp của các cơ quan tư pháp (Viện kiểm sát, Toà án).
Trong xã hội có nhiều chủ thể tham gia lãnh đạo, quản lý xã hội như: Đảng, Nhà nước, tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội.v.v. Trong các hoạt động quản lý đó, thì quản lý nhà nước có những điểm riêng biệt.
Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước, gồm: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp;
Thứ hai, đối tượng của quản lý Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia;
Thứ ba, vì tính đa dạng về lợi ích, hoạt động của các nhóm người trong xã hội, quản lý nhà nước tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao;
Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật  nhà nước để quản lý xã hội.
Thứ năm,  mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, vì mục tiêu chung.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
3. Hành chính và hành chính nhà nước.
3.1. Khái niệm về hành chính.
Thuật ngữ hành chính (theo tiếng Anh là Administration) được sử dụng trong những trường hợp có sự phân tách giữa những người chủ (chủ thể của quyền lực hoặc chủ sở hữu) với những người điều hành (những người sử dụng quyền lực hoặc nguồn lực).
Hành chính được tách ra từ quản lý, nó là một bộ phận của hoạt động quản lý nói chung, đó là hoạt động chấp hành và điều hành trong quản lý một hệ thống theo những quy định đã định trước nhằm đạt mục tiêu của hệ thống.
3.2. Hành chính nhà nước.
Trong QLNN, thì HCC hay HCNN là hoạt động phục vụ nhân dân và công chức (nhà hành chính) thực hiện các chính sách, pháp luật do người khác (nhà chính trị) ban hành. HCNN liên quan đến các thủ tục, biến các chính sách, quy định pháp luật thành hành động và quản lý công sở. QLNN bao gồm HCNN, đồng thời bao gồm việc xác định mục tiêu ban đầu, thiết lập các quy định để đạt mục tiêu với hiệu quả tối đa, cũng như chịu trách nhiệm chính về các kết quả. Do đó, HCNN chỉ là một bộ phận quản lý NN hay núi cách khác HCNN cú phạm vi hẹp hơn so với QLNN ở một số khía cạnh
Thứ nhất, HCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp của NN tức là hoạt động chấp hành và điều hành
Thứ hai, chủ thể của HCNN là các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống HCNN.
Thứ hai, chủ thể của HCNN là các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống HCNN.
Như vậy, “HCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp của NN, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống HCNN trong quản lý XH theo khuôn khổ pháp luật NN nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của XH”.

Câu 2. Bản chất của hành chính nhà nước
Hành chính nhà nước (hành chính công) được hiểu là hoạt động của các cơ quan thực thi quyền hành pháp, đây là một phần trong tổng thể hoạt động của Nhà nước, là một lĩnh vực hoạt động rất rộng, đa dạng và phức tạp. Bản thân hành chính nhà nước liên quan rất nhiều lĩnh vực khác nhau và ứng dụng các lý thuyết của  nhiều khoa học khác nhau. Tuy nhiên hành chính nhà nước chứa đựng một số yếu tố thể hiện bản chất riêng có của mình như sau:
+ Tính độc quyền trong khá nhiều trường hợp do không áp dụng các hình thức cạnh tranh như trong khu vực tư nhân.
+ HCNN phải đối xử bình đẳng với mọi công dân
+ HCNN là của dân, do dân, vỡ dân: Sự tham gia của nhân dân vào quyền lực chính trị là một trong những đặc trưng của chế độ dân chủ, quyền tham gia vào hoạt động thực hiện quyền lực NN của nhân dân được quy định tại điều 53 Hiến pháp năm 1992” công dân có quyền tham gia quản lý NN và XH, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan NN, biểu quyết khi NN tổ chức trưng cầu dân ý”
Nhân dân có quyền tham gia vào QLNN một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tham gia giải quyết những vấn đề lớn và hệ trọng của địa phương hoặc đơn vị. Ngoài việc tham gia biểu quyết khi NN tổ chức trưng cầu dân ý, những hình thức tham gia trực tiếp khác nhau của nhân dân vào QLNN là: Thảo luận giúp ý kiến vào quá trình xây dựng những đạo luật hoặc các quyết định quan trọng khác của NN hoặc của địa phương, kiểm tra các cơ quan QLNN, thực hiện quyền khiếu nại, tố có hành vi vi phạm pháp luật trong QLNN... các hình thức tham gia gián tiếp của nhân dân vào QLNN, kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan này thông qua hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra.
Để đảm bảo sự tham gia của QLHCNN của nhân dân có hiệu quả, cần phải thể chế hóa các quyền đó một cách cụ thể, phát huy hơn nữa vai trò của các đại biểu nhân dân và nâng cao hiệu quả sự tham gia, kiểm tra giám sát của các đoàn thể nhân dân vào QLNN.
+ Quyền lực NN được thừa nhận bởi hiến pháp
+ Các nhà HC không quan tâm đến lợi nhuận do sử dụng tiền từ ngân sách NN
+ Các nhà HC thể hiện tính vô nhân xưng trong hoạt động của mình, tức là họ chỉ hoạt động dựa trên vị trí chức danh mình đang nắm giữ, tách rời khỏi các yếu tố nhân thân khác.
+ HCNN phải có nghĩa vụ thông tin công khai cho dân cư.
+ Quy mô tổ chức của HCNN lớn hơn rất nhiều so với các hệ thống khác.
+ Hiệu quả của HCNN là hiệu quả KTXH chung.

Câu 3. Đặc trưng của hành chính nhà nước Việt nam
HCC là hoạt động của NN và các CQNN mang tính quyền lực NN để Q/lý công việc của NN, nhằm phục vụ lợi ích công hay riêng hợp pháp của công dân.
HHC là tổng thể các tổ chức và quy chế hoạt động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm Q.lý các công việc hàng ngày của NN do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng những văn bản dưới luật để giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi và phục vụ nhu cầu hàng ngày của công dân.
HCC của mỗi nước căn cứ vào đặc trưng thể chế chính trị, thể chế NN và những nết văn hoá riêng.
Việt Nam là một quốc gia có thể chế chính trị, thể chế NN và những nét văn hoá riêng. Điều đó làm cho hoạt động quản lý cuả các tổ chức ở Việt Nam cũng như hoạt động của các cơ quan HC NN có những nết dặc trưng riêng: Nghiên cứu những nét đặc trưng riêng của HCC ở Việt Nam cũng có thể tiếp cận theo tiến trình phát triển lịch sử của nền hành chính Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, HCC ở Việt Nam h/động theo q/định của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi và các hệ thống pháp luật khác, có những nét đặc trưng sau:
1. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
NN nói chung, hệ thống HCNN nói riêng có hai chức năng: Thứ nhất là duy trì trật tự chung, lợi ích chung của xã hội và thứ hai là bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền. Theo quan điểm của Mác thì chính trị là lĩnh vực thể hiện ý chí, lợi ích của các giai cấp thống trị. Như vậy HC ko thể thoát ly chính trị. HCNN trước hết là phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm vụ chính trị do cơ quan quuyền lực Nhà nước quyết định. HCNN là trung tâm thực thi các quyết định của hệ thống quyền lực chính trị, hoạt động của nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chính trị.
HCNN lệ thuộc vào chính trị, mặc dù có tính độc lập tương đối về nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính hay đó chính là những nét đặc trưng riêng của khoa học hành chính hay khoa học quản lý áp dụng vào trong các cơ quan HCNN mà bản thân khoa học chính trị không đề cập đến.
Ở nước ta, nền HCNN mang bản chất của một NN “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” dựa trên nền tảng của liên minh giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội có vai trò tham gia và giám sát hoạt động của NN. Trong h/động thực thi quyền lực NN, HCNN là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động QLNN cả hệ thống chính trị.
2. Tính pháp quyền
Với tư cách là công cụ công quyền, HCNN ở nước ta có tính cưỡng bức của NN. Nhưng h/động của các cơ quan HCNN phải tuân thủ pháp luật. Hệ thống pháp luật đòi hỏi ko mọi cơ quan NN, mọi tổ chức trong xã hội, mọi công chức công dân phải tuân thủ mà chính bản thân các cơ quan HCNN cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật. Ko có một cơ quan HCNN nào có thể h/động ngoài quy định của pháp luật. Đảm bảo tính pháp quyền của nền HC tức là bảo đảm được tính chính quy, hiện đại của một bộ máy hành chính có kỷ luật, kỷ cương.
Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, mọi công chức phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng đắn quyền lực , bảo đảm đúng đắn chức năng và thẩm quyền của mình khi thực hiện công vụ. Bên cạnh đó luôn quan tâm chú trọng tới việc nâng cao uy tín về chính trị, về phẩm chất đạo đức, về năng lực trí tuệ. Phải kết hợp chặt chẽ yếu tố quyền lực và uy tín mới có thể nâng cao được hiệu lực và hiệu quả của một nền hành chính công phục vụ dân.
3. Tính liên tục tương đối ổn định và thích ứng: Nhiệm vụ của HCC là phục vụ dưới hình thức công vụ đối với công dân. Đây là công việc hàng ngày, thường xuyên và liên tục vì các mqh xã hội và hành vi công dân được pháp luật hành chính điều chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy nền HC NN  phải bảo đảm tính liên tục, ổn định để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào. Hoạt động HCNN không được làm “theo phong trào, chiến dịch” sau đó là “đánh trống bỏ dùi”. Tính liên tục trong tổ chức và h/ động QLNN liên quan chặt chẽ đến công tác giữ gìn, lưu trữ các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức và của dân.
Tính liên tục và ổn định không loại trừ tính thích ứng. Chính vì vây, ổn định ở đây mang tính tương đối, không phải là cố định, không thay đổi. NN là một sản phẩm của xã hội. Đời sống kinh tế xã hội luôn chuyển biến không ngừng, do đó h/ động của HCNN luôn phải thích ứng với hoàn cảnh thực tế xã hội. Trong từng thời kỳ nhất định, thích ứng với xu thế của thời đại đáp ứng được những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã họi trong giai đoạn mới.
4. Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao
H/động QLNN của các cơ quan HCNN là một hoạt động đặc biệt và tạo ra những sản phẩm đặc biệt. Điều đó thể hiện trên khía cạnh nghệ thuật và khoa học  của h/ động quản lý nói chung, vừa phải kết hợp với hoạt động quản lý trong tổ chức đặc biệt - cơ quan HCNN. Những người làm việc trong cơ quan NN nói chung và HCNN nói riêng không chỉ là người làm việc cho NN, được sử dụng quyền lực NN để QLNN và quản lý chính mình mà còn phải có trình độ chuyên môn và nghề nghiệp cao trên các lĩnh vực được phân công quản lý. Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao là một bắt buộc đối với hoạt động QLNN của các cơ quan HCNN và là đòi hỏi cuả một nền hành chính phat triển, khoa học văn minh và hiện đại.
Hoạt động QLNN của HCNN có nội dung phức tạp và đa dạng đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Những người làm việc trong các cơ quan HCNN (công chức, viên chức và nhiều nhóm người khác) là những người thực thi công vụ, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của họ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công vụ. Vì lẽ đó trong hoạt động HCNN, năng lực chuyên môn và quản lý của đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan HCNN phải là những tiêu chuẩn hàng đầu.
Xây dựng và tuyển chọn đội ngũ những người vào làm việc trong các cơ quan HCNN có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của h/ động QLNN là một trong những vấn đề khó khăn hiện nay của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Những người làm việc trong các cơ quan NN nói chung và HCNN nói riêng phải “vừa hồng, vừa chuyên” là mục tiêu của công tác cán bộ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
5. Hệ thống thứ bậc chặt chẽ.
HCNN bao gồm hệ thống định chế theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương tới các địa phương mà trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mênh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên. Mỗi cấp mỗi cơ quan, mỗi người làm việc trong các cơ quan HCNN hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được giao.
Hệ thống các cơ quan HCNN tạo nên bộ máy HCNN. Thuật ngữ bộ máy chỉ cho thấy tính liên kết chặt chẽ của các yêu stố cấu thành bộ máy và khi một trong các yếu tố vận hành không trôi chảy, thông suốt, có thể làm cho cả bộ máy không thể vận hành được.
Tổ chức bộ máy hành chính theo thứ bậc chính là cách thức cần thiết để phân công trách nhiệm hoạt động QLNN của các cơ quan HCNN.
Tuy nhiên, để tránh biến hệ thống hành chính thành hệ thống quan liêu, cứng nhắc, chính hệ thống thứ bậc cũng cần có sự chủ động sáng tạo linh hoạt của mỗi cấp, mỗi cơ quan, mỗi công chức để thực hiện luật pháp và mệnh lệnh của cấp trên trong khuôn khổ phân công phân cấp, đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
6. Tính không vụ lợi
HCNN có nghĩa vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân. Phải xây dựng một nền hành chính NN công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu doanh lợi, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao. Đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa mục tiêu hoạt động của cơ quan HCNN và doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu như mục tiêu của các tổ chức sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và phục vụ cho những mục tiêu riêng của những người thành lập tổ chức, thì hoạt động của các cơ quan QLNN nói chung và HCNN nói riêng nhằm phục vụ nhân dân và do đó, tính riêng của các cơ quan HCNN  không tồn tại.
HCNN tồn tại vì xã hội, vì sự bình an của dân tộc và không có những mục tiêu riêng của hành chính.
Tính xã hội, tính nhân dân làm cho HCNN không vụ lợi, không vì tổ chức riêng của mình.
 7. Tính nhân đạo
Bản chất của nhân dân và do nhân dân, vì nhân dân của NN ta đuợc thấm nhuần trong luật pháp. Tôn trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống luật, thể chế, quy tắc, thủ tục hành chính. Cơ quan hành chính và đội ngũ những người được NN trao cho việc thực thi hoạt động QLNN ko quan liêu, cửa quyền hách dịch gây phiền hà cho dân khi thi hành công vụ. Mặt khác hiện nay chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XH chủ nghĩa, hơn lúc nào hết nền HC càng đảm bảo tính nhân đạo để hạn chế tối đa mặt trái của nền KT thị trường, thúc đẩy KTXH bền vững.
Tính nhân đạo h/động của QLNN của các cơ quan HCNN là tôn trọng con người, phục vụ con người và lấy mục tiêu phát triển làm động lực. Sự cưỡng bức của HCNN là biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo để mọi vi phạm phải được xử lý chứ không nhằm chỉ để trừng phạt.
Tư tưởng nhân đạo được áp dụng trong hoạt động QLNN mang tính thuyết phục hơn là cưỡng bức, mặc dù hành chính là đơn phương.
Tính nhân đạo của h/động QLNN của cơ quan quản lý HCNN là đảm bảo cho mọi thành viên xã hội kể cả những người chịu thua thiệt trong nền KT thị trường cũng được đối xử bình đẳng như người khác. 

Câu 4. Các nguyên tắc hoạt động của hành chính nhà nước Việt nam.
HCC là hoạt động của NN và các CQNN mang tính quyền lực NN để Q/lý công việc của NN, nhằm phục vụ lợi ích công hay riêng hợp pháp của công dân.
HHC là tổng thể các tổ chức và quy chế hoạt động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm Q.lý các công việc hàng ngày của NN do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng những văn bản dưới luật để giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi và phục vụ nhu cầu hàng ngày của công dân.
Bất kỳ tổ chức nào, trong quá trình tổ chức và h/động đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc này để trả lời câu hỏi tổ chức tổ chức phải làm gì để đạt được mục tiêu, để định hướng h/động cho quá trình tổ chức và h/động của tổ chức trên con đường đạt tới mục tiêu. HCC cũng vậy, trong quá  trình tổ cháuc và h/động đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu, áp dụng những thành tựu của HC học và kinh nghiệm h/động của của nhiều nền HC  trên thế giới có thể đúc kết được các nguyên tắc chủ yếu của nền HCNN CHXHCN Việt Nam.
Các nguyên tắc này là những quy tắc, tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các cơ quan tổ chức HC phải tuân thủ trong quá trình tổ chức và hoạt động của HCC.
Trong Qlý HCC, các nguyên tắc hình thành một hệ thống nhất quán và có những tính chất, đặc điểm sau:
+ Các nguyên tắc HCC do NN đặt ra nhưng mang tính khách quan, vì nó nảy sinh từ chính bản chất XH.
+  Các nguyên tắc HCC mang tính bắt buộc chủ thể HCC phải tuân thủ trong tổ chức và h/động.
+ Các nguyên tắc HCC luôn luôn được phát triển vì Xh luôn vận động và  biến đổi
Để Phán ánh được tính chất và những đặc điểm nêu trên, khi xây dựng nguyên tắc HCC phải thỏa mãn được các yêu cầu sau:
+ Nguyên tắc HCC phải thể hiện được các yêu cầu của các quy luật khách quan của XH.
+ Các nguyên tắc HCC phải phù hợp với mục tiêu của HCC.
+ Các nguyên tắc HCC phải phán ánh đúng tính chất và các quan hệ HCC.
+ Các nguyên tắc HCC phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng tính cưỡng chế.
Trong quản lý HCC phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản sau:
1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, nhân dân tham gia giám sát, thanh tra h/động HCC
Hệ thống chính trị của VN là hệ thống nhất nguyên: Có duy nhất một Đảng lãnh đạo. Đảng CSVN là Đảng cần quyền lãnh đạo NN và XH lãnh đạo toàn dân toàn diện.
Sự lãnh đạo của Đảng CSVN là nhân tố quyết định sự tồn tại của chế độ NN ta.
Nguyên tắc ra đường lối, chủ trương, chính sách định hướng cho quá trình tổ chức và h/động của NN và của HCC.
Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có năng lực phẩm chất, giới thiệu vào cơ quan NN thông qua bầu cử.
Đảng thực hiện kiểm tra đối với tổ chức và h/động của bộ máy HCNN thông qua các Đảng viên, các tổ chức Đảng.
Các Đảng viên là những người gương mẫu để cho Xh noi theo trong việc thực hiện chủ trương đường lối pháp luật của NN, kỷ luật của tổ chức.
HCNN ta mang bản chất NN của dân, do dân và vì nhân dân có quyền tham gia quản lý NN. Chính vì vậy trong tổ chức và h/động của HCC phải bảo đảm nguyên tắc nhân dân tham gia, giám sát HCC. Biểu hiện cụ thể:
- Tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào công việc của NN và của HCC với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” .
- Thông qua các tổ chức XH để phát huy tính tích cực về chính trị XH của nhân dân, đảm bảo sự đặc thù về lợi ích và gắn với lợi ích chung của XH.
- Nguyên tắc xây dựng đòi hỏi trong quá trình tổ chức và h/động của HCC phải thừa nhận và chịu sự lãnh đạo của Đảng. HCC có nhiệm vụ thể chế hoá chủ trương chính sách xã hội và đưa vào thực tiễn XH. Đồng thời chịu sự kiểm tra của Đảng trong tổ chức và hoạt động.
HCC phải bảo đảm sự tham gia giám sát của công dân phải tạo điều kiện vật chất tài chính, cơ chế h/động cho các tổ chức chính trị h/động có hiệu quả.
2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Xuất phát từ bản chất của một NN dân chủ XHCN, đặc điểm của một NN đơn nhất và để phù hợp với những nhiệm vụ chính trị của thời đại, nền HCNN ta phải phù hợp với những nhiệm vụ chính trị của thời đại, nền HCNN ta phải đảm bảo tăng cường tính thống nhất, tập trung cao, có quyền lực chính trị cũng như quyền lực Ktế tập trung vững chắc vào NN (trung ương) song song với việc mở rộng tính dân chủ mạnh mẽ cho chính quyền địa phương theo tinh thần vận dụng hợp lý các phương thức tập quyền, phân quyền, uỷ quyền, đồng quản lý…
Tập trung dân chủ trong h/động HC NN còn thể hiện thông qua cách tổ chức bộ máy HC NN từ Trung ương đến cơ sở cũng như mqh trong việc thực hiện các quyết định hành chính. Tính tập trung dân chủ ko đối lập với tính thứ bậc (cấp trên, cấp dưới) trong hoạt động HC NN.
Hai nội dung tập trung và dân chủ liên quan hữu cơ với nhau, tác động bổ trợ cho nhau. Càng dân chu rộng rãi bao nhiêu thì tập trung càng cao bấy nhiêu. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở bất kỳ cấp nào cùng đòi hỏi sự kết hợp hài hoà hai nội dung đó để tạo ra sự nhất trí giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa người chỉ huy và người thừa hành. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thực hiện trên khuôn khổ tập trung .
Trên cơ sở nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ. Mọi biểu hiện của tư tưởng phân tán, vô chính phủ, có màu sắc “cát cứ địa phương” hay “ phép vua thua lệ làng” hoặc mọi biểu hiện của lệnh tập trung quan liêu đều ko được chấp nhận và phải được chấp nhận và phải được ngăn chặn kịp thời.
3. N/ tắc kết hợp q/lý theo ngành và lĩnh vực với q/lý theo lãnh thổ:
Nguyên tắc này được hình thành do hai xu hướng khách quan của phát triển sản xuất XH quy định: chuyên môn hoá theo ngành và phân bố sản xuất theo địa phương, vùng lãnh thổ. Hai xu huớng này quan hệ mật thiết với nhau và tương tác để thúc đẩy sản xuất XH phát triển.
Yêu cầu quản lý thống nhất theo ngành và lĩnh vực nhằm vào yêu cầu phát triển thống nhất về các mặt chiến lược quy hoạch và phân bố đầu tư tạo ngành, chính sách về tiến bộ khoa học-công nghệ, thể chế hoá các chính sách thành pháp luật, đào tạo và quản lý đội ngũ cán bộ công chức khoa học, kỹ thuật và quản lý đoà tạo công nhân lành nghề, không phân biệt thành phần kinh tế xã hội, lãnh thổ và cấp quản lý.
Yêu cầu quản lý thống nhất theo lãnh thổ và bảo đảm sự phát triển tổng thể các ngành, các lĩnh vực, các mặt hoạt động chính trị, khoa học- văn hoá-xã hội trên một đơn vị hành chính lãnh thổ nhằm thực hiện sự quản lý toàn diện của NN và khai thác có hiệu quả tối đa mọi tiềm năng trên lãnh thổ, ko phân biệt ngành thành phần ktế - XH và cấp quản lý.
Kết hợp q/lý HC ngành và q/lý HC địa phương và vùng lãnh thổ để đảm bảo thống nhất, khắc phục các hiện tượng ko ăn khớp của các mặt nọi bộ nền Ktế.
Qlý theo ngành hay theo lĩnh vực và quản lý theo lãnh thổ phải được kết hợp thống nhất theo luật pháp và dưới sự điều hành thống nhất của một hệ thống HCNN thông suốt từ trung ương tới địa phương cơ sở.
4. Nguyên tắc phân định hoạt động quản lý HCNN với hoạt động SX-kinh doanh của các chủ thể kinh tế của NN và hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp
NN ta có khả năng,nhiệm vụ tổ chức và quản lý nền KT quốc dân ; quản lý các thành phần KT nhưng không phải là người trực tiếp kinh doanh và quản lý kinh doanh. NN tôn trọng tính độc lập tự chủ của các đơn vị kinh doanh, chức năng QLNN về kinh tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tạo môi trường và đk cho hoạt động SX kinh doanh
- Định hướng và hỗ trợ phát triển thông qua kế hoạch và các chính sách KT
- Hoạch định và thực hiện chính sách XH, đảm bảo sự thống nhất giữa phát triển kinh tế và phát triển XH.
- Quản lý và kiểm soỏt việc sử dụng tài nguyờn, tài sản quốc gia
- Tổ chức nền KT và điều chỉnh bằng các công cụ và biện pháp vĩ mô
- Tổ chức và giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật của các đơn vị kinh tế.
NN thực hiện các chức năng trên thông qua một hệ thống các cơ quan HCNN, thông qua các tổ chức KT NN, thông qua việc đào tạo, BD, bố trí đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có năng lực QLNN, QLKT,QLXH.
Bộ máy HCNN không thực hiện chức năng kinh doanh và không can thiệp vào HOạT ĐộNGSX-KD đối với những vấn đề mà theo luật thuộc quyền tự chủ của các đơn vị SX-KD nói chung và các chủ thể SXKD do NN thành lập. Trao quyền tự chủ cho các đơn vị KT nói chung và các đơn vị kinh tế do NN thành lập và tăng cường hoạt động quản lý NN, tạo hành lang pháp lý có hiệu lực để quản lý hoạt động SXKD của mọi chủ thể KT, không phân biệt do NN thành lập hay các thành phần KT khác.
            Bên cạnh đó cũng cần phân định rừ những hoạt động sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp của NN.Các tổ chức này không hoạt động quản lý điều hành các quan hệ XH mà nó do NN lập ra để thực hiện các dịch vụ công,liên quan đến nhu cầu thiết yếu của công dân, tổ chức. Việc phân định này nhằm giúp cho HCNN thực hiện tốt chức năng của mình, đồng thời tạo đk thuận lợi nhất để cung ứng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho XH.
5. Nguyên tắc pháp chế XHCN
Hoạt động HCNN phải tuân thủ pháp luật NN đã quy định. Hệ thống pháp luật là tối thượng, mọi chủ thể phải chấp hành và tuân thủ nghiêm chính pháp luật. HC NN với tư cách là chủ thể quản lý XH càng cần phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong tổ chức và h/động của mình, tức tuân thủ nguyên tắc pháp chế. Nguyên tăc này đòi hỏi tổ chức và h/động q.lý tài chính NN phải dựa trên cơ sở pháp luật của NN, nguyên tắc này ko cho phép các cơ quan NN thực hiện việc q/lý NN một cách chủ quan, tuỳ tiện mà phải dựa vào pháp luật, làm đúng pháp luật, nghiêm chỉnh cháp hành nguyên tắc pháp chế. Để thực hiện nguyên tắc này phải có 3 điều kiện: xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật; giáo dục cho pháp luật toàn dân, phải xử lí nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật.
6. Nguyên tắc công khai:
Nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc được nhiều nước vận dụng. Bản chất h/động HCNN là đưa pháp luật vào đời sống và phục vụ nhân dân. Công khai trong hoạt động HCNN ko chỉ là cách thức để mở rộng sự giám sát, tham gia của nhân dân mà còn là cách thức để HCNN hoàn thiện mình.
Những nguyên tắc hoạt động của HCNN được xác định trên nền tảng của NN CHXHCN Việt Nam. 
Một số nguyên tắc ko thay đổi, nhưng 1 số nguyên tắc cần biến đổi cho phù hợp với môi trường bên ngoài của HCNN.
* Tài liệu phần 1 tải tại đây.

1 nhận xét: