<<< CHÀO MỪNG BẠN GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN CỦA LỚP CHUYỂN ĐỔI THI CAO HỌC HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI QUẢNG BÌNH NĂM 2012 - MỌI THÔNG TIN XIN GỬI VỀ ĐỊA CHỈ E-MAIL: vinhsanqb@gmail.com >>>

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN HÀNH CHÍNH (Phần 5)

PHẦN 5. KIỂM SOÁT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC

Câu 19. Quan niệm và sự cần thiết kiểm soát HCNN?
Kiểm soát là một loại hoạt động đặc biệt gắn liền với hoạt động quản lý. Hay nói cách khác kiểm soát là một chức năng cơ bản của quản lý nhằm đảm bảo hoạt động cá nhân , bộ phận hoặc tổ chức tuân thủ những quy định và được tiến hành theo đúng dự kiến, để phát hiện kịp thời những sai phạm, sai sót và đưa ra biện pháp cần thiết để tối thiểu hoá những sai sót, xử lý sai phạm trong hoạt động.
Bộ máy HCNN là bộ phận cấu thành bộ máy NN, thực hiện chức năng và chấp hành và điều hành tong quản lý XH. Nó vừa là chủ thể kiểm soát XH, đồng thời nó lại là đối tượng kiểm soát của nhiều chủ thể khác nhau trong XH như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Đảng, Toà án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân, các tổ chức chính trị XH, Đoàn thể nhân dân, công dân.
Kiểm soát đối với HCNN là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng của NN và XH nhằm đảm bảo nhằm bảo đảm tính pháp chế, tính kỷ luật, tính trách nhiệm, tính hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động HCNN.
Kiểm soát đối với HCNN có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng NN pháp quyền, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XH chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý HC NN, cụ thể, kiểm soát đối với hành chính NN có vai trò sau:
- Đảm bảo các hoạt động HC NN đúng pháp luật, ko vi quyền tức đảm bảo pháp chế trong HCNN.
- Đảm bảo hoạt động của các cơ quan hành chính NN, cán bộ, công chức hành chính NN được  phối hợp nhịp nhàng, hoạt động đồng bộ, thông suốt, có trật tự đảm bảo kỷ luật trong HCNN.
- Đảm bảo hoạt động HC của các cơ quan, cán bộ, công chức hành chiính NN ngày càng có trách nhiệm và năng động, thực sự trở thành “công bộc của dân”.
- Đảm bảo cho nền HCNN được thay đổi liên tục theo hướng gon nhẹ, hợp lý, và hoạt động có hiệu lực hiệu quả hơn.
Vì kiểm soát là một chức năng quản lý nên quá trình kiểm soát chỉ diễn ra khi có các yếu tố thành: chủ thể kiểm soát, đối tượng kiểm soát, khách thể kiểm soát và mục tiêu kiểm soát.
Chủ thể kiểm soát là chủ thể tổ chức hoạt động kiểm soát, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Đối tượng kiểm soát là cá nhân hoặc tổ chức chịu sự kiểm soát của chủ thể. Hay nói cách khác cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hoạt động bị kiểm soát.
Khách thể kiểm soát là hoạt động bị kiểm soát, thuờng là tiến trình thực hiện nhiệm vụ của đối tượng bị kiểm soát.
Mục tiêu kiểm soát là nhằm bảo đảm mọi hoạt động được diễn ra theo đúng dự kiến và tối thiểu hoá những sai xót, sai phạm thông qua việc thựchiện các biện pháp điều chỉnh.
Hoạt động kiểm soát được tiến hành dưới nhiều hình thức như:
- Giám sát: là theo dõi, quan sát hoạt động của đối tượng trong việc tuân thủ các quy định chung và sẵn sàng đưa ra các biện pháp tích cực để buộc và hướng đối tượng đi theo đúng quỹ đạo, quy định nhằm đạt mục tiêu đã xác định.
- Kiểm tra: là xem xét hoạt động thực tế của đối tượng để phát hiện những sai sót, sai phạm, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và đưa ra các biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lí vi phạm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của quản lý.
- Thanh tra: là xem xét việc làm tại chỗ của đối tượng trong việc tuân thủ các quy định để phát hiện những sai sót, sai phạm để đưa ra xử lý.
- Kiểm sát: gồm kiểm tra và giám sát.
 2. Sự cần thiết khách quan của sự kiểm soát đối với HCNN.
Hoạt động HC NN là hoạt động thực thi quyền hành pháp của NN trong quản lý toàn XH. Những hoạt động này có ảnh hưởng to lớn đối với XH và quan hệ với nhiều hoạt động khác trong XH, nên nó chịu sự kiểm soát của nhiều chủ thể trong XH.
- Hoạt động HCNN là hoạt động chấp hành các quyết định của các cơ quan quyền lực NN (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), do đó để đảm bảo các quyết định này được thực thị cần phải có sự kiểm soát của các chủ thể ban hành quyết định  (Quốc hội, Hội đồng nhân dân).
- Hoạt động HCNN là hoạt động điều hành XH bằng pháp luật NN, được sử dụng quyền lực NN. Bản chất của mọi quyền lực là nó dễ bị lạm dung khi người ta nắm quyền. Do đó, để tránh tình trạng lạm dụng quyền hành, vi phạm pháp luật các chủ thể HCNN đòi hỏi phải có sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp luật (Toà án và Viện kiểm soát).
- Nền HCNN là bộ phận trọng yếu của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện ý trí của giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng đối với HCNN.
- Bản chất của NN là NN của dân, do dân và vì dân, nền HCNN có nhiệm vụ phục vụ nhân dân, cung cấp hàng hóa và dịch vụ công để thoả mãn nhu cầu của nhân dân. Nhân dân đòi hỏi nền HC trách nhiệm và hiệu quả. Do đó, hoạt động của nền HCNN chịu sự kiểm soát của nhân dân.
- Hoạt động HCNN là hoạt động quản lý tổng hợp quản lý tổng hợp, đa dạng và phức tạp, tuân theo những chuẩn mực nghiêm ngặt. Do đó, quá trình thực hiện ko tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, cần phải có sự kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động HC nhằm đảm bảo cho chúng được tuân thủ đúng đắn và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời để khắc phục những sai sót, khuyết điểm.
- Bộ máy HCNN là một hệ thống tổ chức to lớn, cồng kềnh và phức tạp với một đội ngũ đông đảo cán bộ công chức làm việc, do đó, đề đảm bảo tính trật tự, tính kỷ luật hành chính cần phải có sự kỉêm soát nội bộ HCNN.
- Hoạt động HCNN được tài trợ bởi ngân sách NN và sử dụng một khối lượng lớn nguồn lực, do đó, để đảm bảo các hoạt động HCNN được thực hiện một cách hiệu quả cần có sự kiểm soát của các cơ quan tài chính quốc gia.

Câu 20. Các loại kiểm soát HCNN và tính quyền lực NN của kiểm soát.
- Khái niệm: Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng của Nhà nước và xã hội nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong quản lý nhà nước. Đó là tổng thể những phương tiện tổ chức - pháp lý được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân thông qua các hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, tài phán dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội.
- Phân loại kiểm soát đối với nền hành chính nhà nước.
Do tính chất phức tạp và đa dạng của các quan hệ giữa hành chính nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội, nên kiểm soát đối với hành chính cũng rất đa dạng.
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng kiểm soát thì kiểm soát hành chính được phân thành kiểm soát bên trong (kiểm soát nội bộ) và kiểm soát bên ngoài (kiểm soát ngoại lai).
+ Kiểm soát bên ngoài là hoạt động kiểm soát mà chủ thể kiểm soát và đối tượng kiểm soát không cùng trong một hệ thống thứ bậc hành chính. Ví dụ, giám sát của Quốc hội đối với Chính phủ.
+ Kiểm soát nội bộ là hoạt động kiểm soát mà chủ thể và đối tượng kiểm soát trong cùng một hệ thống thứ bậc hành chính. Ví dụ, kiểm soát của Chính phủ đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Căn cứ vào tính chất và nội dung của hoạt động kiểm soát, thì kiểm soát được phân thành kiểm soát chung và kiểm soát hoạt động hay kiểm soát tác nghiệp.
+ Kiểm soát chung được tiến hành thông qua việc đo lường các kết quả đạt được và so sánh nó với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm xác định các sai lệch và thực hiện mọi hoạt động điều chỉnh cần thiết để đảm bảo chắc chắn con người và các nguồn lực khác của hệ thống đang được sử dụng theo cách thức hiệu lực và hiệu quả nhất trong quá trình đạt tới mục tiêu.
+ Kiểm soát hoạt động là kiểm soát việc tuân thủ pháp luật, chấp hành các chương trình, các kế hoạch, chính sách, các thủ tục hành chính, ngân sách hàng năm… nhằm đảm bảo các hoạt động diễn ra theo đúng như dự kiến và có những điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục những sai sót.
- Căn cứ vào tính chất quyền lực trong kiểm soát, thì kiểm soát đối với nền hành chính nhà nước được phân thành.
+ Kiểm soát bằng quyền lực chính trị (đảng chính trị, các tổ chức đại diện của dân);
+ Kiểm soát bằng quyền lực nhà nước (Lập pháp và tư pháp);
+ Kiểm soát bằng quyền lực xã hội (công dân và công luận).
- Tính quyền lực NN của hoạt động kiểm soát
            + Trong NN pháp quyền, thực hiện quản lý bằng pháp luật , theo pháp luật và bảo đảm, bảo vệ tự do, quyền, lợi ích hợp  pháp của cá nhân, tổ chức thì việc xem xét, đánh giá, xử lý các hành vi của cá nhân, tổ chức chủ yếu phải bằng quyền lực NN và được thực hiện thông qua hoạt động thực hiện thẩm quyền của các cơ quan NN. Vì vậy, tính quyền lực nhà nước của kiểm soát là tính trội.
            + Quyền lực NN suy cho cùng là quyền quản lý của NN đối với XH trên cơ sở pháp luật và việc thực hiện pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức, trong đó bao hàm cả việc cơ quan, nhân viên NN thực thi thẩm quyền do pháp luật trao cho.Như vậy, trước tiên NN phải ban hành pháp luật, tiếp đó phải có bộ máy NN, đội ngũ CB, CC để thực thi pháp luật. Ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật phải đồng thời với xem xét việc thực hiện pháp luật, xử lý những vi phạm pháp luật để đảm bảo chật tự, kỷ cương. Những yếu tố đó là điều kiện cơ bản để thực hiện được quyền lực NN. Xem xét việc thực hiện pháp luật, phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật được khái quát gọi là quyền kiểm soát NN; là bộ phận của quyền lực NN.
            + ở nước ta, quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp đều nhân dạnh NN để quản lý XH. ở đâu có quản lý thì ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm soát, kiểm soát gắn liền với quản lý, là chức năng quản lý, được thực hiện ở tất cả các giai đoạn 

Câu 21. Chủ thể và đối tượng của Kiểm soát HCNN
-  Khái niệm : Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng của Nhà nước và xã hội nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong quản lý nhà nước. Đó là tổng thể những phương tiện tổ chức - pháp lý được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân thông qua các hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, tài phán dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội.
Bản chất của kiểm soát hành chính:
1. Chủ thể của kiểm soát hành chính: là cá nhân hay tổ chức được trao quyền tiến hành hoạt động kiểm soát
- Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
+ Quốc Hội: là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước, có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp, luật, ban hành chính sách và quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia. Để đảm bảo Hiến pháp, luật và các chính sách, các quyết định của Quốc hội được thi hành và tuân thủ, Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Như vậy, giám sát là chức năng Hiến định của các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và đối tượng giám sát của Quốc hội là hoạt động của mọi cơ quan nhà nước trong đó có hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước.
+ Hội đồng nhân dân  các cấp: Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND, các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn.
- Cơ quan tư pháp
Theo Hiến pháp, Luật tổ chức toà án, thì Tòa án dân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua các phiên toà xét xử các vụ hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình và kinh tế, Tòa án thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động hành chính nhà nước.
Giám sát của Toà án nhân dân đối với hành chính nhà nước thông qua hoạt động tài phán tư pháp và tài phán hành chính.
- Đảng và các tổ chức chính trị XH
+ Đảng lónh đạo XH thông qua việc lónh đạo NN và các đoàn thể nhân dân. Do đó, kiểm soát đối với NN là một chức năng gắn liền với quyền lónh đạo của Đảng. Đảng kiểm tra hoạt động của NN thông qua các tổ chức Đảng và các Đảng viên làm việc trong các cơ quan NN. Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hành chính có những hình thức, nụi dung, phương pháp đặc thù.
Cơ quan thực hiện kiểm tra đối với hoạt động NN là: Đại hội đại biểu toàn quốc, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng , Bộ chính trị, Ban bí thư, các ban của Trung ương Đảng, Đại hội đại biểu các cấp và Đảng ủy các cấp đó, Tổ chức đảng cơ sở và chi bộ, tổ đảng.
Đảng lónh đạo các tổ chức chính trị - XH và các tầng lớp nhân dân tham gia kiểm soát hành chính.
+ Các tổ chức chính trị – xã hội :
Nhân dân tham gia quản lý NN, XH thụng qua các tổ chức XH mà họ là thành viờn như: Mặt trận Tổ quốc VN, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh... đều được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của NN. Chẳng hạn mặt trận tổ quốc tiến hành hiệp thương bầu cử đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tham gia xây dựng, trình các dự ỏn luật, pháp lệnh, nghị định...
Quyền giám sát việc thực hiện pháp luật của bộ máy HC cũn thuộc về các tổ chức XH khác như các tổ chức KT tập thể, các hội nghề nghiệp, hội tự nguyện, hội tự quản, các tập thể lao động, trong đó tập thể lao động ở các đơn vị cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng.
Trong môi trường dân chủ hóa đời sống XH cần phát huy tính tích cực chính trị của các tổ chức XH trong việc tham gia giám sát các cơ quan HCNN với phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”
Trong giám sát của tổ chức XH, thanh tra nhân dân cú vai trò quan trọng. Vỡ vậy, địa vị và nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra nhân dân được quy định trong Pháp lệnh thanh tra.
- Giám sát trực tiếp của công dân .
            Giám sát của công dân đối với HCNN , ngoài hình thức gián tiếp thụng qua các tổ chức XH và cơ quan đại diện của mình, cũn thụng qua thực hiện quyền kiến nghị, yờu cầu, khiếu nại, tố cỏo các hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan NN, tổ chức có thẩm quyền.
            Công dân cũn thực hiện quyền khiếu nại, tố cỏo theo luật định
- Kiểm toán NN. Là cơ quan đặc biệt của NN có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động thu ,chi của các cơ quan có sử dụng ngân sách NN cho hoạt động. Hoạt động là kiểm toán là kiểm tra, đánh giá, và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quà trong quản lý, sử dụng ngõn sỏch, tiền và tài sản NN.
2. Đối tượng kiểm soát: là nhân hay tổ chức chịu sự kiểm soát chịu sự kiểm soát của chủ thể kiểm soát. Các hành vi của đối tượng kiểm soát là khách thể của hoạt động kiểm soát.
            - Các cơ quan HCNN:
            - Cán bộ, công chức trong hệ thống HCNN
            - Các quyết định HCNN:
            - Kết quả phối hợp điều hành HC.

Câu 23. Hoạt động kiểm soát (kiểm tra, thanh tra) của cơ quan HC thẩm quyền chung và cơ quan HC thẩm quyền riêng (thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ ngành).
1. Kiểm tra, thanh tra của cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung.
Các cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung thực hiện quản lý hành chính nhà nước tổng hợp đối với xã hội theo sự phân cấp. Để đảm bảo tính hiệu lực quản lý của mình, các cơ quan hành chính thẩm quyền chung thực hiện hoạt động kiểm soát đối với các đối tượng. Hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý thẩm quyền chung (Chính phủ, và Uỷ ban nhân dân các cấp) mang tính hệ thống thứ bậc, chủ thể kiểm tra, thanh tra là cấp trên của đối tượng bị kiểm tra, thanh tra.
Do tính trực thuộc của đối tượng kiểm soát vào chủ thể kiểm soát, mà hoạt động kiểm tra của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân có tính quyền lực cao thể hiện ở:  có quyền ra quyết định hành chính bắt buộc đối tượng kiểm tra phải thi hành; có quyền đình chỉ, bãi bỏ các quyết định trái pháp luật, hoặc sai trái của đối tượng bị kiểm tra, khi cần có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với cả những người có chức vụ hoặc đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.
2. Kiểm tra của cơ quan hành chính thẩm quyền riêng.
Các cơ quan hành chính thẩm quyền riêng (hay thẩm quyền chuyên môn) thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực theo sự phân công. Do đó, để đảm bảo hoạt động quản lý đối với ngành hoặc lĩnh vực có hiệu lực, đúng pháp luật, mỗi một ngành hoặc lĩnh vực có chức năng kiểm tra và thanh tra chuyên ngành của mình.
- Kiểm tra chức năng là hoạt động kiểm tra do các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực thuộc mình về mặt tổ chức trong việc chấp hành pháp luật, đường lối, chính sách và các quy tắc quản lý về ngành hoặc lĩnh vực mình quản lý thống nhất trong cả nước.
Khi tiến hành kiểm tra theo chức năng, các cơ quan kiểm tra có quyền yêu cầu cơ quan bị kiểm tra cùng cấp đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định trái pháp luật của cơ quan đó, nhưng không có quyền tự mình đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định đó, cũng không có quyền áp dụng các chế tài kỷ luật, phạt hành chính, trừ trường hợp cơ quan kiểm tra chức năng đó có chức năng là cơ quan thanh tra nhà nước chuyên ngành.

Câu bổ sung.  Nêu các hình thức kiểm soát HCNN chủ yếu?
Hoạt động kiểm soát đối với HCNN rất đa dạng, do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với các hình thức, phương pháp khác nhau và biểu hiện của tính quyền lực trong các hoạt động này cũng khác nhau.
Hoạt động kiểm soát đối với HCNN được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:
- Giám sát: là hoạt động xem xét, theo dừi và đánh giá của các cơ quan,quyền lực NN (Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp), các cơ quan tư pháp, các tô chức quần chúng và của công dân đối với hoạt động của các cơ quan HCNN và cán bộ, công chức HC. Thông thường, chủ thể giám sát và đối tượng bị giám sát không nằm trong quan hệ trực thuộc theo chiều dọc.
- Thanh tra: là hình thức hoạt động kiểm soát của cơ quan thanh tra NN và ban thanh tra nhân dân.
- Kiểm tra; là hoạt động kiểm soát của cơ quan hay cá nhân cấp trên đối với cơ quan hay cá nhân cấp dưới ( kiểm tra nội bộ) hoặc kiểm soát của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện đối với những cơ quan không trực thuộc mình về tổ chức trong việc chấp hành luật và các quy tắc quản lý về ngành, lĩnh vực mình quản lý thống nhất trờn phạm vi toàn quốc
Theo vị trí của chủ thể kiểm soát so với đối tượng kiểm soát (bộ máy HCNN), có thể chia 2 nhóm kiểm soát ; kiểm soát từ bên ngoài bộ máy HCNN( kiểm soát bên ngoài), kiểm soát từ bên trong nội bộ máy HC (kiểm soát nội bộ).
+Kiểm soát bên ngoài: do các chủ thể kiểm soát nằm ngoài bộ máy HCNN tién hành. Các hoạt động kiểm soát bên ngoài đối với HCNN bao gồm các hoạt động giám sát (của cơ quan quyền lực NN như Quốc Hội, Hội đồng nd các cấp, giám sát của các tổ chức chính trị - XH, tổ chức XH của công dân), hoạt động kiểm toán của cơ quan Kiểm toán NN và kiểm tra Đảng.
+ Kiểm soát nội bộ là hình thức kiểm soỏt do các chủ thể bờn trong hệ thống HCNN tiến hành. Hoạt động kiểm soát bên trong bao gồm hoạt động kiểm tra và hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra NN.
Liên hệ thực tế: Giám sát của nhân dân đối với HCNN.
- Công dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hành chính Nhà nước thông qua các tổ chức xã hội như Mặt trận tổ quốc, công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ... thông qua các tổ chức xã hội này thì công dân có thể  tham gia rộng rói vào việc xây dựng Bộ máy nhà nước, xây dựng và bảo vệ pháp luật, tham gia quản lý xã hội.
- Hoạt động giám sát của công dân không mang tính quyền lực Nhà nước mà nó chỉ áp dụng các biện pháp tác động mang tính giáo dục, thuyết phục là chủ yếu, vì vậy đây là giám sát xã hội, nó là biện pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật của các cơ quan hành chính Nhà nước, các viên chức hành chính để các tổ chức xã hội kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng có biện pháp loại trừ những nguyên nhân, điều kiện vi phạm pháp luật và kỷ luật Nhà nước, ngăn chặn xử lý các vi phạm. Như vậy với vai trò này của mình, công dân có thể cùng các hệ thống giám sát khác cùng kiểm tra hoạt động của hành chính Nhà nước giúp cho các hoạt động này càng có hiệu lực và hiệu quả.
Ngoài ra công dân cũng có thể tự mình thực hiện quyền giám sát thông qua các quyền kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của mình đối với nền hành chính Nhà nước, khi các cơ quan này vi phạm pháp luật, các quyền này của công dân có vai trò hết sức to lớn, nó không chỉ là phương tiện đảm bảo tính pháp lý hữu hiệu các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức khi bị xâm hại.

CÁC LÝ THUYẾT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Hành chính nhà nước là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Một mặt, đó là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động của nhà nước. Mặt khác, nhiều người quan tâm nghiên cứu nó bởi tính không rõ ràng của thuật ngữ này khi đặt nó vào trong môi trường hoạt động của các cơ quan nhà nước - cơ quan sử dụng quyền lực.
Nghiên cứu các tư tưởng về hành chính nhà nước cho phép các nhà khoa học cũng như các nhà hành chính hiểu rõ hơn sự phát triển tư duy về lĩnh vực này và những điều không thống nhất bên trong, từ đó có thể vận dụng các cách tư duy vào trong điều kiện môi trường cụ thể.
1. Các lý thuyết nghiên cứu hành chính nhà nước trên góc độ thực thi quyền lực nhà nước.
 Những người nghiên cứu hành chính nhà nước theo hướng này bắt đầu từ việc nghiên cứu quyền lực  nhà nước và sự phân chia việc thực hiện các quyền lực  nhà nước ở các quốc gia khác nhau thông qua việc nghiên cứu hệ thống luật hành chính. Họ đã rút ra kết luận sau: (1) Sự phân chia thực thi quyền lực  nhà nước tồn tại ở mọi quốc gia; (2) Quyền hành pháp được trao cho các tổ chức khác nhau của Chính phủ thực hiện; (3) Mối quan hệ giữa các cơ quan thực thi quyền lực  nhà nước là khác nhau ở các nước khác nhau.
Các nhà nghiên cứu hành chính nhà nước căn cứ vào những quyền hợp pháp đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của quốc gia (hiến pháp, luật) để nghiên cứu tại sao nhà nước lại quy định như vậy và các cơ quan nhà nước được trao nhiệm vụ thực thi quyền lực  nhà nước phải làm gì.
Theo cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu coi hành chính nhà nước là một lĩnh vực hẹp và bị động, hoặc như một số nhà nghiên cứu đã thừa nhận hành chính chỉ là một công cụ bổ trợ bên cạnh hệ thống luật công.
Các trường đại học cũng chỉ tập trung giảng dạy các nội dung luật công và coi hành chính công chỉ là một lĩnh vực bổ trợ. Các giáo trình hành chính công do đó hạn chế.
Mặc dầu đây là cách tiếp cận tương đối khoa học, nhưng vẫn bị chỉ trích: Thứ nhất là không chú trọng tới những vấn đề có liên quan tới môi trường của nền hành chính, chưa quan tâm một cách đầy đủ đến hoạt động hành chính như là một sự hợp tác, phối hợp của những con người nhằm đạt được mục tiêu chung. Thứ hai, cách tiếp cận này đã bỏ qua những khía cạnh lý thuyết về hành chính và hoàn toàn không chú ý tới công dân - những người bị tác động ảnh hưởng trực tiếp bởi các hoạt động hành chính.  Đồng thời, những tác phẩm nghiên cứu theo cách tiếp cận này chưa phân biệt rõ ràng hành chính và chính trị. Vì vậy, theo cách tiếp cận này, hành chính học còn có tên gọi là “Hành chính - chính trị”;
2. Các lý thuyết nghiên cứu hành chính nhà nước trong mối tương quan với chính trị.
Mối quan hệ giữa hành chính và chính trị được nhiều nhà nghiên cứu hành chính quan tâm. Bản chất của nhà nước cũng như lập pháp là chính trị; trong khi đó, liệu hành chính nhà nước có mối quan hệ như thế nào với chính trị hay cũng là chính trị. Hai cách tiếp cận khác nhau đã được các nhà nghiên cứu quan tâm.
2.1. Hành chính độc lập với chính trị.
Trước hết, phải kể đến là Woodrow Wilson (1856-1924) là người đầu tiên đặt nền móng cho những nghiên cứu hành chính trong tác phẩm "Nghiên cứu về hành chính công" năm 1887. Ông viết "Thực hiện hiến pháp khó hơn là xây dựng nên nó" điều này cũng có nghĩa là thực thi pháp luật khó hơn việc ban hành pháp luật và Woodrow Wilson nhấn mạnh sự quản lý của chính phủ và việc sử dụng lực lượng tri thức để thực hiện có hiệu quả việc quản lý một quốc gia. Ông đưa ra 4 nội dung để đảm bảo tính độc lập của hành chính: (1) Hành chính phải tự mình ly khai ra khỏi lĩnh vực chính trị; (2) Hành chính phải dựa trên một mô hình tổ chức riêng và áp dụng chung cho mọi chế độ chính trị; (3) Hành chính phải được tập trung quyền lực quản lý; (4) Giá trị dẫn dắt nền hành chính là hiệu quả. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh hành chính phải thích ứng với ý tưởng chính trị và hiến pháp của Quốc gia.
Thứ hai, mô hình phân đôi hành chính và chính trị được Frank J. Goodnow  (1859 – 1939) đề cập đến trong tác phẩm "Chính trị và hành chính" năm 1900.
Trong tác phẩm của mình, Goodnow cho rằng nhà nước có hai chức năng cơ bản: (1) Chức năng chính trị liên quan việc đưa ra chính sách công; (2) Trong khi đó chức năng thứ hai là thực hiện các chính sách này – chức năng hành chính. Sự khác biệt này do sự phân chia quyền lực  nhà nước tạo nên. Ngành lập pháp được hỗ trợ bởi khả năng thực hiện của ngành tư pháp, thể hiện ý chí của nhà nước và lập ra các chính sách; ngành hành pháp thực thi các chính sách này một cách "vô tư " và “phi chính trị”.
Thứ ba, Leonard D. White (1891-1958) tác giả của cuốn sách "Nhập môn nghiên cứu Hành chính công" xuất bản năm 1926. Trong tác phẩm này Leonard. White đã đưa ra một số nguyên tắc như: (1) Chính trị không được xâm phạm vào hành chính; (2) Quản lý phải thích hợp với nghiên cứu khoa học; (3) Hành chính có thể trở thành một ngành khoa học độc lập; (4) Sứ mệnh của hành chính là kinh tế và hiệu quả. 
Theo ông: “Hành chính là một quá trình thống nhất; ở bất kỳ nơi nào có nó đều có sự thống nhất về mặt nội dung thông qua các đặc tính của hành chính”. Vì vậy, “Nên bắt đầu nghiên cứu về hành chính trên cơ sở của quản lý hơn là trên nền tảng pháp luật”.
2.2. Hành chính và chính trị không phân đôi.
Trong khi một số tác giả coi hành chính và chính trị là hai ngành khoa học độc lập, thì một số người khác cho rằng sự độc lập của hành chính so với chính trị mang ý nghĩa tương đối. Những người theo tư duy này không thừa nhận sự tách đôi giữa hành chính và chính trị và cho rằng hành chính phụ thuộc vào chính trị và chính trị là nguồn gốc của hành chính. Họ không thừa nhận hành chính là một lĩnh vực khoa học độc lập với khoa học chính trị. 
Theo Fritz Morstei Marx, cái gọi là "hành chính độc lập" trong thực tế lại "mang nặng chính trị". Nhiều tác giả đã đặt ra các câu hỏi như: (1) Liệu một quyết định mang tính kỹ thuật về ngân sách hoặc nhân sự có thật sự là khách quan và phi chính trị không hay là nó mang nặng tính chủ quan và chính trị? (2) Liệu có phải lúc nào cũng có thể phân biệt rõ sự khác nhau giữa chính trị và hành chính không? (3) Liệu việc phân biệt rõ ràng chính trị và hành chính lúc nào cũng cần thiết và có giá trị không? (4) Liệu cơ sở của sự phân đôi chính trị và hành chính đã chín muồi hay chưa?
Theo Allen Schick trong cuốn sách:"Xung đột của các quan điểm chính trị’ - (The Trauma of Politics: Public Administartion in the sixties) cho rằng: "hành chính" và "chính trị" là những gì hoàn toàn không thể tách rời nhau được. Hành chính luôn luôn phục vụ quyền lực và có quyền lực. Sự phục vụ quyền lực là để giúp giới quyền lực giữ vững sự cai trị có hiệu quả hơn. Và Ông còn cho rằng, tất cả mọi người đều có lợi từ sự cai trị tốt của Chính phủ.

Câu bổ sung: Nghiên cứu HCC theo cách tiếp cận tìm kiếm nguyên tắc cho khoa học HC
1. Nguyên tắc bộ máy thư lại:
Trước hết, Max Weber (1864-1920), một nhà xã hội học người Đức đã đưa ra các nguyên tắc để thiết lập Bộ máy hành chính quan liêu – thư lại (hay hành chính công truyền thống). Theo ông, một tổ chức được quản lý có hiệu quả phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phân công lao động, hợp pháp hoá các lĩnh vực xác định thành những nhiệm vụ chính thức;
-  Sắp xếp các cơ quan theo hệ thống thứ bậc, cơ cấu hành chính của bộ máy thư lại là theo hình tháp, mỗi cơ quan cấp dưới chịu sự kiểm soát của cơ quan cao hơn.
- Các quy tắc được viết chính thức thành văn bản, và các thể thức được ứng dụng một cách nhất quán. Những quy tắc này được thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt, phù hợp với các quy định pháp luật của Nhà nước. Nhà nước độc quyền nắm pháp luật và có đầy đủ các lực lượng cưỡng chế trong tay.
- Tính chất khách quan (vô nhân xưng) các viên chức lệ thuộc vào một trật tự khách quan và hành động một cách khách quan trong các liên hệ với các cá nhân bên trong và bên ngoài tổ chức hành chính.
- Tính trung lập với chính trị là biểu hiện đặc trưng của người viên chức trong bộ máy thư lại. Các viên chức được tuyển lựa và đề bạt thông qua chức nghiệp trên cơ sở năng lực kỹ thuật của họ, không xem xét tới các mặt khác như địa vị xã hội, lòng trung thành hay sự ủng hộ của họ.
2. Các nguyên tắc quản lý HC Henry Fayol (1841-1925)
Henry Fayol (1841-1925) sinh ra trong một gia đỡnh tiểu tư sản Pháp, là người đặt nền móng cho lý thuyết tổ chức cổ điển. Ông tốt nghiệp kỹ sư mỏ và trải qua nhiều vị trí quản lý cao cấp trong ngành khai thỏc mỏ. Năm 1918, ông từ gió ngành khai thỏc mỏ để tập trung nghiên cứu về quản lý hành chớnh tại Trung tõm nghiờn cứu do ụng sỏng lập. Tác phẩm xuất sắc của ụng là cuốn “Hành chớnh chung và trong doanh nghiệp” xuất bản năm 1915. Ông được đánh giá là cha đẻ của một trong những lý thuyết quản lý hiện đại nhất – thuyết quản lý hành chính.
Lần đầu tiên, khi nghiên cứu các chức năng quản lý cấp cao trong các tổ chức ông đó đưa ra 14 nguyên tắc quản lý mà cho đến nay chúng vẫn cũn được sử dụng rộng rói với cỏi tờn mà chớnh ụng đặt cho chúng – những nguyên tắc QLHC: Phân công lao động rành mạch(1), Quyền uy của người chỉ huy(2), Tính kỷ luật (3), Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm(4),thống nhất lónh đạo (5), Chỉ huy thống nhất và liên tục(6),lợi ớch cỏ nhân phụ thuộc và phục tựng lợi ớch chung(7), hệ thống thứ bậc rừ ràng(8), tập trung kết quả kiểm tra(9), cụng bằng(10), nhân sự ổn định(11), thù lao thích đáng cho nhân viên(12),tính sáng tạo(13), có tinh thần đồng đội(14).
3. Nguyên tắc quản lý theo khoa học của Frederick Winslow Taylor (1856-1915)
Frederick Winslow Taylor (1856-1915)sinh ra trong gia đỡnh luật sư giàu có ở Mỹ. Ông làm việc trong lĩnh vực cơ khí, có nhiều sáng kiến và trải qua nhiều vị trí quản lý trong các nhà mỏy.ễng là tác giả nhiều bài viết quản lý được thuyết trình và đăng trên tạp trí của Hiệp hội cơ khí. Từ năm 1898 đến năm 1901, ông làm việc cho công ty thép Bethlehem. Sau đó, ông thôi việc tại hóng này và dành phần thời gian cũn lại để truyền bá thuyết quản lý theo khoa học. Taylor được lịch sử thừa nhận là “cha đẻ của thuyết quản lý theo khoa học”. ễng vừa là khoa học lý thuyết đồng thời là nhà quản lý thưc tiễn.
Với tác phẩm nổi tiếng “Các nguyên tắc quản lý khoa học”, ụng đó phát triển các nguyên tắc để tối đa hóa hiệu quả của quản lý. Theo Taylor, những nguyên tắc quản lý khoa học giúp cho các tổ chức tăng cường hiệu quả bao gồm:
-          Phát triển một chuỗi hành động cho mỗi khâu công việc (phân công lao động)
-          Tăng cường chuyên môn hóa
-          Lựa chọn, đào tạo và phát triển nhân viên một cách khoa học.
-          Lập kế hoạch và phân công công việc.
-          Thiết lập các phương pháp và thời gian chuẩn mực cho mỗi nhiệm vụ
-          Sử dụng hệ thống lương bổng để thúc đẩy , khuyến khích người lao động.

Câu bổ sung: Các mô hình hành chính NN tiêu biểu trên thế giới.
Mỗi một nước, tùy thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử dân tộc, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mình, mà xây dựng mô hình hành chính nhà nước riêng của nước mình cho phù hợp. Tuy nhiên, có thể khái quát hóa thành 3 loại mô hình cơ bản dưới đây.
1.  Mô hình hành chính công truyền thống (TPA).
Mô hình hành chính công truyền thống ra đời vào những năm 1900 – 1920 ở một số nước trên thế giới và ở hầu hết các nước Phương Tây vào những năm 1950. Đây là mô hình hành chính công tồn tại lâu đời nhất và là lý thuyết về quản lý thành công nhất trong khu vực công, nhưng hiện nay nó đang bị thay đổi bởi các lý thuyết về quản lý công.
            Mô hình này có những đặc trưng sau:
            - Dưới sự kiểm soát chính thức của sự lãnh đạo chính trị;
            - Nhân sự làm việc suốt đời;
            - Chuyên nghiệp, “phi chính trị” (phục vụ bình đẳng với mọi đảng cầm quyền);
            - Bộ máy hành chính là một hệ thống thứ bậc chặt chẽ;
            - Quản lý xã hội bằng luật lệ và thực hiện các chính sách do các nhà chính trị ban hành;
            - Tập trung vào sự chính xác và hiệu quả (tìm ra cách tốt nhất để hoàn thành công việc);
            - Quá trình phù hợp (đúng đắn);
            - Không thiên vị (đối xử như nhau đối với những trường hợp giống nhau), phục vụ lợi ích công.
            2.  Mô hình quản lý công mới (NPM).
Mô hình quản lý công mới được ra đời ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển vào những năm 1980s của thế kỷ thứ XX, nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách như: những sức ép lên khu vực công; Những thay đổi trong lý thuyết kinh tế; tác động của những thay đổi trong khu vực tư lên khu vực công; đặc biệt toàn cầu hóa như là một lực lượng kinh tế; và những thay đổi trong công nghệ.
Mô hình này có một số đặc điểm như sau:
a. Tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý
Nếu như trong nền hành chính truyền thống, các nhà hành chính chủ yếu là làm nhiệm vụ thi hành mênh lệnh và làm theo các quy tắc có sẵn, thì trong mô hình quản lí công mới các nhà quản lý phải tính toán, dự đoán, sáng tạo, năng động để đạt được mục tiêu. Vì mục tiêu của quản lí công mới là hiệu quả của hoạt động quản lý nên các nhà hành chính không quan tâm nhiều đến chu trình, cách thức tiến hành mà quan tâm nhiều đến mục tiêu có đạt được hay không
b. Phi quy chế hoá
Cách tiếp cận quản lý công mới không đòi hỏi những quy định chặt chẽ như một mạng lưới dày đặc trong nền hành chính công truyền thống bắt một công chức phải tuân thủ một cách cứng nhắc và nghiêm ngặt, mà thay vào đó là cơ chế mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, dễ thích nghi với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội mới.
Phi quy chế hoá được thực hiện bằng cách đơn giản hoá các thể chế, các quy định, thủ tục của Chính phủ vì chúng đã trở nên quá nặng nề và phức tạp, đến nỗi người dân không hiểu nổi, và thậm chí cả các cơ quan hành chính nhà nước cũng khó áp dụng.
Từ đó, đặt ra yêu cầu phải cải cách thể chế theo hướng:
- Nâng cao chất lượng thể chế hành chính;
- Tạo ra một hệ thống thể chế bao gồm các quy định đơn giản hơn và số lượng ít hơn sẽ tăng tự do cá nhân cho các công dân, thúc đẩy sự phát triển của xã hội
c. Phân quyền
Phân quyền là việc Chính phủ trung ương phân giao quyền hạn, trách nhiệm, thẩm quyền nhiều hơn cho các đơn vị chính quyền địa phương (phân quyền lãnh thổ), hay cho các bộ và các đơn vị tổ chức bên dưới (phân quyền chức năng) trong việc chủ động quản lý các nguồn lực được phân bổ trong phạm vi thẩm quyền của chúng; đồng thời nó đề cao mối quan hệ vững chắc giữa Chính phủ với bộ phận hoạch định chính sách, giữa cấp hoạch định chính sách với cấp thi hành.
Quá trình phân quyền diễn ra rất rõ rệt, thể hiện ở sự thay đổi trong mối quan hệ giữa Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương, được thực hiện ở rất nhiều quốc gia với những mức độ và kết quả khác nhau. Phân quyền trong cải cách hành chính nhằm đạt được những lợi ích sau:
Tăng cường hoạch định chính sách ở cấp hành chính trung ương bằng cách giảm bớt hoạt động có tính chất tác nghiệp;
Tăng hiệu quả hoạt động của nền hành chính do phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, làm cho nền hành chính sát và phù hợp hơn với đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương;
Phát triển nền dân chủ, tăng cường sự tham gia của công dân trong hoạt động hành chính nhà nước…
d. Vận dụng các nguyên tắc của cơ chế thị trường, như cạnh tranh, đấu thầu, xác định hiệu quả bằng việc so sánh giữa kết quả với chi phí,  coi công dân là “khách hàng” của nền hành chính, làm cho nền hành chính trở nên năng động, đa dạng, phong phú, thoát khỏi vỏ ốc quan liêu truyền thống của bộ máy thư lại cũ.
e. Mối quan hệ giữa  chính trị, nhà nước và nền hành chính nhà nước
Đội ngũ cán bộ hành chính, đặc biệt là các cán bộ quản lý cao cấp không còn là những người trung lập với chính trị mà họ tham dự vào quá trình xác lập đường lối, chính sách. Bản thân họ là những người được rèn luyện chính trị, tham gia công tác chính trị, và làm công tác chính trị và hành chính trong bộ máy hành pháp vào nền hành chính nhà nước, và do đó có thể xem họ là chiếc cầu nối giữa quyền lực chính trị với nền hành chính quốc gia.
f. Tư nhân hoá một phần các hoạt động của nhà nước trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu và pháp luật nhà nước (luật công), đặc biệt là các dịch vụ công cộng.
Xu hướng này bắt đầu tại Vương quốc Anh từ khi bà Margret Thatcher lên nắm quyền vào năm 1979, và sau đó nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Tư nhân hoá không chỉ là con đường nâng cao hiệu quả, mà còn vì bản thân Chính phủ đã có quá nhiều chức năng và ôm đồm, nếu không tư nhân hoá thì không thể đáp ứng nhanh chóng được mọi yêu cầu ngày càng tăng của các công dân.
Tư nhân hoá không chỉ được hiểu đơn thuần là bán đi một phần tài sản của Nhà nước mà một ý nghĩa quan trọng khác của tư nhân hoá là thu hút được đông đảo các thành phần xã hội, nhất là khu vực tư nhân, các công dân và các tổ chức phi Chính phủ, tham gia vào hoạt động của nền hành chính công.
Mức độ, phạm vi tư nhân hoá và xã hội hoá ở các nước khác nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi nước và xu hướng chính trị của đảng cầm quyền và Chính phủ đương thời.
g. Hành chính nhà nước không tách khỏi hành chính tư và vận dụng nhiều phương pháp quản lý doanh nghiệp vào các thực tiễn hoạt động của mình.
Tuy có sự khác biệt và không biến nền hành chính công thành tổ chức quản lý tư nhân theo cơ chế thị trường, song trong xã hội hiện đại với một nền kinh tế thị trường, nền hành chính công có thể vận dụng nhiều phương pháp quản lý có hiệu quả của các tổ chức thuộc khu vực tư nhân. Đó cũng là sự đòi hỏi khách quan của hiệu quả, chất lượng và sự linh hoạt trong đáp ứng các dịch vụ cho yêu cầu ngày càng tăng của công dân cả về số lượng và chất lượng.
h. Xu hướng quốc tế hoá hoạt động hành chính nhà nước
Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng đến nền hành chính nhà nước. Các nước phải điều chỉnh nhiều qui định pháp luật theo pháp luật và thông lệ quốc tế đối với nhiều vấn đề mang tính chất toàn cầu, đặc biệt là những vấn đề xã hội. Nền hành chính phát triển của các nước đều phải quan tâm và gánh vác nghĩa vụ chung đối với những vấn đề của loài người.
3. Mô hình Quản trị nhà nước tốt (Good Governnance).
Mô hình này ra đời vào những năm 1990 ở một số nước trên thế giới nhằm đáp ứng các yêu cầu về mở rộng dân chủ, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
            Mô hình này có những đặc trưng cơ bản sau:
            - Đảm bảo sự tham gia của nhân dân;
            - Nhà nước pháp quyền;
            - Trách nhiệm giải trình;
            - Công khai, minh bạch;
            - Định hướng đồng thuận;
            - Công bằng, bình đẳng;
            - Hiệu lực và hiệu quả;
            - Thích ứng, linh hoạt.
*Vận dụng ở VN

Câu bổ sung: So sánh mô hình HCC truyền thống (Mô hình bộ máy Thư lại) với mô hình mới của quản lý công.
Một trong những đặc trưng của HCC là tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, thích ứng với các xu hướng của thời đại. Vì vậy, khi nghiên cứu chức năng HC cũng cần tiếp cận đến sự chuyển đổi cuẩ nền HC học. Một trong những học giả tiêu biểu đã tập hợp và hệ thống hoá hoạt động tổ chức của HCdưới dạng bộ máy thư lại là học thuyết của nhà XH học Đức Mare Weben (1864-1920). Mô hình này được gọi là mô hình HC công truyền thống.
* Đặc trưng của HCC truyền thống  
1. Mục tiêu:
Bảo đảm đúng chu trình đúng quy tắc, thủ tục HC, coi trọng yếu tố đầu vào.
Đánh giá việc quản lý HC qua việc xem xét mức độ thực thi của các quy tắc thủ tục hành chính.
2. Đối với công chức
Các nhà HC chủ yếu làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh và làm theo các quy tắc có sẵn.
Những quy định điều kiện để công chức thực hiện khi công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ, cứng nhắc theo quy định. Các nhà Hc chủ yếu làm nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh và làm theo các quy tắc có sẵn.
Những quy định điều kiện để công chức thực hiện công vụ theo một hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ, cứng nhắc theo quy định.
Chế độ công vụ suốt đời: thời gian làm việc của công chức theo quy định rất chặt chẽ, có thời gian công (thời gian làm việc ở cơ quan) và thời gian tư (thời gian ko làm việc ở cơ quan).
Công chức mang tính trung lập, ko tham gia chính trị thực hiện một cách trung lập các chính sách do nhà chính trị đề ra.
Tất thảy các công vụ được thực thi giải quyết theo pháp luật quy định.
Chức năng của HC thuần tuý mang tính HC ko trực tiếp liên hệ đến thị trường.
3. Đối với Chính phủ.
- Tất thảy các công vụ được Chính phủ thực thi, giải quyết theo sự quy định của pháp luật.
- Chức năng của Chính phủ nặng về HC XH, trực tiếp tham gia các công ích XH.
- Chức năng của Chính phủ thuần tuý mang tính HC, ko trực tiếp liên hệ đến thị trường.
4. Tính XH: Vấn đề XH hoá hầu như ko được đặt ra trong nền HCC truyền thống.
5. Tính chất cơ bản:
Mang nặng tính chất cai trị, người dân thụ động cầu xin dịch vụ của NN.
Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX mô hình HCC truyền thống ngày càng bộc lộ những nhược điểm hẫng hụt đối với những nước công nghiệp phát triển, nhất là khi có sự thay đổi lớn lao về tầm nhìn xây dựng lại cơ cấu XH, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghiệp. Nói cách khác thực tiễn đời sống XH, bối cảnh bên trong và bên ngoài đòi hỏi một mô hình HCC mới hiện đại xuất hiện. Người ta đã nghiên cứu tìm nhiều cáh thức khác nhau để tâm cho HCC thích ứng với tình hình mới. Từ đó tư tưỏng quản lý công ra đời thay thế cho tư tưởng HCC.
Thực chất quản lý công là vận dụng các nguyên tắc và phương pháp của quản lý doanh nghiệp vào HCC nhằm nâng cao tính Ktế, hiệu lực và hiệu quả của HC.
* Đặc trưng mô hình Quản lý Công
1. Về mục tiêu:
Bảo đảm kết quả tốt nhất, hiệu quả nhất, coi trọng yếu tố đầu ra ko quan tâm nhiều đến chu trình. Và dùng các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết qủa quản lý HC.
2. Đối với công chức
Với tư cách là nhà quản lý họ phải tính toán, dự đoán, sáng tạo, để đạt được mục tiêu. Những quy định điều kiện để công chức thực thị nhiệm vụ có hình thức linh hoạt mềm dẻo dễ thích nghi với tình hình kinh tế chính trị, xã hội mới.
Thời gian làm việc linh hoạt hơn. Người công chức ko nhất thiết phải làm công ăn lương suốt đời, mà họ có thể làm hợp đống toàn phần hoặc một phần thời gian. Công chức cam kết về mặt chính trị cao hơn trong các hoạt động của mình, các hoạt động HC mang tính chính trị nhiều hơn.
3. Đối với Chính phủ:
Đẩy mạnh sự phân quyền. Chính phủ củng cố vai trò trung tâm trong việc tạo ra những chính sách và phương pháp quản lý năng động thích ứng với môi trường biến động. Chức năng của Chính phủ đối với những mặt thách thức của thị trường.
4.Tính xã hội:
Đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá, xã hội hoá mở rộng sự tham gia của công chúng vào quản lý HCNN.
5.Tính chất cơ bản:
Mang tính phục vụ người dân trở thành khách hàng sử dụng dịch vụ có quyền đòi hỏi phục vụ.
Trên cơ sở phân tích các đặc trưng của 2 mô hình HHC truyền thống và Quản lý công mới, ta có thể rút ra những nhận xét sau:
- Cả hai mô hình đều hướng vào việc thực thi quyền hành pháp của NN, tức là hoạt động chấp hành và điều hành trong quản lý xã hội.
- Cả hai mô hình đều ra đời trong một XH dân chủ, trong NN theo chính thể cộng hoà, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Tuy nhiên, hai mô hình này có những điểm khác biệt nhất định. Tất nnhiên sự khác biệt này chỉ mang tính tương đối và ở múc độ. Cụ thể:
- Mô hình HCC truyền thống nhấn mạnh tính hiệu lực trong quản lý, xem nhệ tính hiệu quả. Trong khi đó quản lý công lại chú trọng hiệu lực lấn hiệu quả, đặc biệt đề cao tính hiệu quả trong hoạt động HC.
- Công chức trong HCC truyền thống thực thi công vụ, nhiệm vụ theo những quy tắc có sẵn, nghiêm ngặt, do đó trở nên thụ động kém linh hoạt, thiếu sáng tạo. Trong mô hình quản lý công thì ccôngchức được trao nhiều quyền tự chủ hơn, họ chủ động, sáng tạo trong việc thực thi nhiệm vụ sao cho hiệu quả, hoạt động như những nhà quản lý.
- Thể chế HC trong mô hình HCC truyền thống thì rườm rà, phức tạp và quá nhiều, dẫn đến tình trạng ko chỉ người dân ko thể hiểu và biết hết được mà bản thân công chức cũng vậy. Trong khi đó, thể chế HC trong mô hình quản lý công được đơn giản hoá đi nhiều, loại bỏ nhứng quy định rườm rà, phức tạp cản trở sự tự do và tiềm năng của người dân và công chức.
- Trong mô hình quản lý công thì quyền lực chủ yếu tập trung ở cấp HC Trung ương nhưng trong quản lý công thì quyền lực được trao nhiều hơn cho cấp địa phương thông qua kỹ thuật phân quyền , do đó mà tạo ra tính tự quản nhiều hơn cho các cấp chính quyền địa phương.
- Trong HCC truyền thống việc cung cấp dịch vụ công cho nhan dân chủ yếu do Chính phủ đảm nhiệm, nên bộ máy Hc cồng kềnh, phưcs tạp, chi phí hoạt động lớn hơn trong khi dịch vụ cung cấp lại kém đa dạng và kém chất lượng. Còn trong mô hình quản lý công thì việc cung cấp dịch vụ công có sự tham gia lớn của khu vực tư nhân. 
- Trong HCC truyền thống, nền HC thiên về hướng nội nhiều hơn, trong khi đó mô hình quản lý công thì nền HC hướng ngoại, tích cự hội nhập quốc tế để phát huy lợi thế quốc gia, đồng thời tận dụng thành tựu chung của thế giới.

*Tài liệu phần 5 tải tại đây.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét