<<< CHÀO MỪNG BẠN GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN CỦA LỚP CHUYỂN ĐỔI THI CAO HỌC HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI QUẢNG BÌNH NĂM 2012 - MỌI THÔNG TIN XIN GỬI VỀ ĐỊA CHỈ E-MAIL: vinhsanqb@gmail.com >>>

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN HÀNH CHÍNH (Phần 4)

PHẦN 4. QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Câu 15. Quan niệm và phân loại quyết định HCNN ( Quyết định HCNN có ý nghĩa như thế nào trong công tác quản lý điều hành của QLHCNN (Thế nào là quyết định HC). Trình bày cách phân loại quyết định HC. Ý nghĩa của phân loại quyết định HCNN)
Trong Q/lý HCNN, q/định HCNN là một công cụ q/lý HCNN. Ra quyết định Q/lý HCNN là một trong những chức năng và là vấn đề cốt lõi của q/lý HCNN. Nói cách khác, để thực hiện chức năng q/lý HCNN, các cơ quan, cán bộ, công chức HC NN phải ban hành các quyết định HCNN.
* Quyết định HC
Quyết định HC là mệnh lệnh điều hành của các chủ thể q/lý HCNN được thông qua theo một thể thức nhất định nhằm thực hiện một mục đích hay một công việc cụ thể.
Quyết định HC chứa đựng quyền lực NN, dưới góc độ nhất định là hành vi của cơ quan HCNN (hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền) nhằm đưa ra các quy định chung hoặc giải quyết vấn đề pháp lý HC cụ thể đối lập với tập thể hay cá nhân có ý nghĩa bắt buộc tuân thủ.
Quyết định HC cũng chứa đựng trong đó các mục tiêu mà chủ thể mong muốn đạt tới khi thi hành quyết định và phương tiện để thực hiện chúng.
Quyết định HC là biện pháp giải quyết công việc chủ thể quản lý NN trước một tình huống đang đặt ra là sự phản ứng của chủ thể q/lý HCNN trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của NN theo thẩm quyền do luật định.
Nhìn một cách tổng quát, việc ban hành các quyết định là một nhiệm vụ của cơ quan HC NN có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật HC. Chúng có khả năng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc phục hồi các quan hệ pháp luật HC cụ thể. Khi ban hành quyết định HC, các cơ quan NN thực hiện nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn mà pháp luật quy định cho mình. Các quyết định HC được hiểu như là một loại hình của quyết định NN có tính chất chủ yếu.
- Có tính ý chí quyền lực NN, la kết quả của sự thể hiện ý chí của các cơ quan HCNN có thẩm quyền thực hiện nhân danh quyền lực NN.
- Có tính pháp lý, thể hiện hậu quả pháp lý do chúng tạo ra. Quyết định HC tác động vào đời sống XH bằng việc tạo ra chính sách, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật HC, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc phục hồi quan hệ pháp luật HC.
- Có tính dưới luật, chấp hành luật, nghĩa là nội dung của quyết định Hc phải phù hợp với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan NN cấp trên, được ban hành theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định.
Chúng được thi hành để thực hiện quyền hành pháp tức là h/động chấp hành và điều hành của hệ thống HCNN và người có thẩm quyền hành pháp.
Với những điểm như vậy, quyết định HC là tín hiệu điều chỉnh, là thông tin quy phạm của chủ thể q/lý HC NN, tác động vào khách thể của quan hệ pháp luật HC để thực hiện mục đích của mình theo quỹ đạo và ý chí của mình.
*Cách phân loại quyết định HCNN
Ý nghĩa của phân loại các quyết định HCNN, là cơ sở để hiểu rõ bản chất của từng loại. Tạo tiền đề nghiên cứu ban hành tổ chức thực hiện quyết định HCNN có hiệu lực, hiệu quả. Xác định được điều kiện cơ sở cần thiết để ban hành các quyết định HC NN thực hiện quyết định HC NN. Ngoài ra, mỗi cách phân loại có ý nghĩa riêng biệt. Cụ thể:
Căn cứ vào chủ thể ban hành
- Quyết định QL HC NN của Chính phủ
- Quyết định QL HC NN của Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định QL HC NN của Bộ trưởng
- Quyết định QL HC NN của UBND
- Quyết định QL HC NN của Chủ tịch UBND
- Quyết định QL HC NN của cơ quan chuyên môn thuộc UBND
- Quyết định QL HC NN liên tịch....
Ý nghĩa của cách phân loại này cho thấy tính thứ bậc của Quyết định HC tương ứng với thứ bậc của hệ thống HC NN. Đồng thời cho biết quyết định của cấp dưới ko được trái với quyết định của cấp trên và nhằm thực hiện quyết định của cấp trên.
2. Căn cứ vào thời gian có hiệu lực của quyết định
Quyết định HC NN chia thành:
- Quyết định HCNN có hiệu lực lâu dài được áp dụng cho đến khi có quyết định HCNN khác thay thể.
- Quyết định HC NN có hiệu lực trong một thời gian nhất định-là những quyết dịnh có ghi rõ thời hạn có hiệu lực, tuỳ thuộc vò sự kiện xảy ra trong đó.
- Quyết định HC NN có hiệu lực một lần chỉ giải quyết những nhiệm vụ cụ thể.
Cách phân loại này giúp chúng ta nhận biết được đặc thù của từng loại quyết dịnh theo hiệu lực thời gian. Ví dụ: đối với quyết định HC có hiệu lực lâu dài thì phải bảo đảm  tính ổn định vừa phải thích ứng sự thay đổi của đối tượng theo thời gian. Quyết định HCNN có hiệu lực trong một thời gian dài nhất định phải đảm bảo tính cụ thể về mục tiêu mà quyết định cần đạt được trong thời gian xác định và phảI thường xuyên dánh giá việc thực hiện mục tiêu mà quyết định đề ra.
3. Căn cứ vào cấp HC.     
Quyết định HC được phân thành:
- Quyết định HC cấp Trung uơng. Do các cơ quan HC cấp trung ương ban hành.
- Quyết định HC NN cấp địa phương. Do các cơ quan HCNN cấp địa phương ban hành như: cấp tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương, cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cấp xã, phường, thị trấn.
Cách phân loại này cho biết, quyết định HC trung ương khi ban hành phảI bảo đảm tính chất chung, có thể áp dụng chung cho mọi người địa phương để đảm bảo tính thống nhất. Còn quyết định HC của cấp địa phương thì phải phù hợp với đặc thù, điều kiện hoàn cảnh địa phương, đại diện cho lợi ích địa phương.
4. Căn cứ vào ngành, lĩnh vực điều chỉnh của quyết định.
- Quyết định về lĩnh vực Ktế. - Quyết định về khoa học công nghệ. - Quyết định về tài nguyên môi trường. -  Quyết định về giáo dục. - Quyết định về y tế.
Cách phân loại này giúp chúng ta xác định được tính chất chuyên môn của việc sọan thảo và ban hành quyết định. Đồng thời giúp cho việc lưu trữ, truy cập, khai thác và sử dụng thông tin về quyết định HC một cách thuận lợi và hiệu quả.
5. Căn cứ vào phạm vi áp dụng quyết định.
- Quyết định toàn bộ: là quyết định HC áp dụng cho toàn bộ ngành, cấp hành chính hoặc cơ quan.
- Quyết định bộ phận là những quyết định chỉ áp dụng cho từng bộ phận trong hệ thống.
6. Căn cứ vào tính chất nội dung.
Đây là cách phân loại cơ bản nhất và có tính thực tiễn nhất. Theo cách phân loại này quyết định HC NN được phân thành:
a. Quyết định HC NN chung (quyết định cơ bản).
Quyết định HC NN chung là quyết định HC NN đề ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, biện pháp lớn có tính chất chung.
Về cơ bản quyết định HC NN chung ko có tính quy phạm nhưng nó là cơ sở cho việc ban hành các quyết định HC NN quy phạm và nó là công cụ định hướng trong thực tiễn lãnh đạo của hệ thống HCNN.
Cấp ra quyết định HC NN này chủ yếu là Chính phủ và thường thể hiện dưới hình thức Nghị quyết của Chính phủ.
b. Quyết định HC NN quy phạm:
Quyết định HC NN quy phạm là quyết định HCNN ban hành các quy phạm pháp luật HC.
Quyết định HC NN quy phạm mang tính quy phạm và là cơ sở cho việc ban hành các quyết định HC NN cá biệt, và việc áp dụng no làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật Hc cụ thể.
Quyết định HCNN quy phạm còn được phân thành:
- Quyết định HCNN đặt ra các quy phạm lụât HC mới nhằm điều chỉnh đồng bộ, đầy đủ hơn các quan hệ XH xuất hiện trong q/lý NN.
- Quyết định HCNN cụ thể hoá các quy phạm pháp luật do Quốc Hội hoặc các cơ quan NN cấp trên ban hành.
- Quyết định HC NN thay đổi phạm vi hiệu lực của quy phạm pháp luật hành chính hiện hành về thời gian, ko gian và đối tượng thi hành.
c. Quyết định HCNN cá biệt
Quyết định HC NNcá biệt là quyết định HC do các chủ thể quản lý HC NN có thẩm quyền ban hành trên cơ sở quyết định HCNN quy phạm hoặc trên cơ sở quyết định HC NN cá biệt của cấp trên nhằm giảI quyết một công việc cụ thể trong q/lý HCNN.
Quyết định HC NN cá biệt có tính chất đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Tính chất đơn phương và bắt buộc thi hành ngay nhằm bảo đảm hữu hiệu của kỹ thuật lập quy HC, giúp cho nền HC thực hiện quyền và nghĩa vụ trước XH, duy trì được trật tự q/lý HCNN.
Tính bắt buộc thi hành ngay và được phép kiếu nại, kiếu kiện ràng buộc đối với cơ quan HCNN và công dân, tổ chức.
- Đối với công dân, tổ chức khi nhận được quyết định HCNN thì phảI thi hành ngay nghĩa vụ mà quyết định đòi hỏi, cho dù dương sự cho rằng quyết định HC NN này là bất hợp pháp, bất hợp lý, sau đó thực hiện quyền kiếu nại, khiếu kiện của mình.
- Đối với cơ quan HCNN, nếu quyết định tạo ra cho công dân, tổ chức một quyền lợi, họ yêu cầu được hưởng quyền lợi đó thì cơ quan HCNN phải có nghĩa vụ thoả mãn ngay đòi hỏi đó.
Quyết định HC NN cá biệt được phân thành:
- Quyết định HC cho phép: là quyết định HC NN cá biệt do các chủ thể q/lý HCNN có thẩm quyền ban hành để cho phép cá nhân hoặc tổ chức được thực hiện một hoặc một số h/động nào đó.
Quyết định HC NN cho phép được ban hành trong trường hợp các cá nhân hoặc tổ chức đề nghị cơ quan HCNN có thẩm quyền cho phép họ thực hiện một hoặc một số h/động nào đó. Khi ban hành quyết định HC cho phép, chủ thể q/lý HCNN có thẩm quyền phải căn cứ vào các điều kiện, yêu cầu của pháp luật, đối chiếu với hồ sơ xin phép của cá nhân, tổ chức để xác định tính hợp pháp và tính đầy đủ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì chủ thể HCNN ra quyết định Hc cho phép còn nếu ko đủ điều kiện thì ra quyết định từ chối hoặc yêu cầu cá nhân, tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Quyết định HC ra mệnh lệnh, là quyết định HCNN do chủ thể q/lý HC NN có thẩm quyền ban hành để ngăn cấm hoặc bắt buộc cá nhân hoặc tổ chức ko được hoặc phảI thực hiện một hay một số h/động nào đó.
 Quyết định HC ra mệnh lệnh được ban hành trong trường hợp các cơ quan HCNNđang thi hành luật, thoả mãn các nhu cầu công cộng hoặc an ninh trật tự thì bị vi phạm hoặc trong những trường hợp đăc biệt. Khi ra quyết định HC ra mệnh lệnh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, chủ thể HCNN có thẩm quyền phải tuân thủ các điều kiện và nguyên tắc luật định.
Cách phân loại này giúp chúng ta xác định vai trò, tính chất của tưnngf loại quyết định, thẩm quyền ban hành và trường hợp ban hành chúng.

Câu 16. Yêu cầu đối với quyết định HCNN
Trong Q/lý HCNN, q/định HCNN là một công cụ q/lý HCNN. Ra quyết định Q/lý HCNN là một trong những chức năng và là vấn đề cốt lõi của q/lý HCNN. Nói cách khác, để thực hiện chức năng q/lý HCNN, các cơ quan, cán bộ, công chức HC NN phải ban hành các quyết định HCNN.
Quyết định HC NN là kết qủa của sự thể hiện quyền lực đơn phương của cơ quan HCNN, cán bộ, công chức HCNN được trao thẩm quyền, đuợc ban hành trên cơ sở luật và thực hiện luật dưới hình thức theo quy định của pháp luật để đề ra chính sách, đặt ra, sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật HC hoặc làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật HC cụ thể nhằm thực hiện chức năng q/lý XH trong phạm vi quyền hành của NN.
Để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của quyết định HC thì khi ban hành quyết định HC phải đảm bảo được tính hợp pháp và hợp lý. Tuy nhiên, giữa tính hợp pháp và hợp lý thì trong mọi trường hợp tính hợp pháp đều có ưu thế hơn so với tính hợp lý, ko thể vì lý do hợp lý mà coi thường tính hợp pháp. Tính hợp pháp của quyết định HCNN xuất phát từ tính dưới luật và tính pháp lý của quyết định HC NN. Còn tính hợp lý của quyết định HCNN xuất phát từ thực tiễn hoạt động tổ chức và điều hành của HCNN. Cụ thể là:
1. Các yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định HC
    Một quyết định HC NN chỉ có hiệu lực thi hành khi nó hợp pháp. Một quyết định HCNN được coi là hợp pháp khi nó thoả mãn những yêu cầu sau:
- Quyết định HC NN phảI phù hợp với nội dung và mục đích của luật. Tức là quyết định HC NN ko được trái với Hiến pháp, luật và các văn bản q/lý của các cơ quan NN cấp trên. Nội dung của quyết định HCNN phảI cụ thể hoá và thi hành luật, văn bản của cơ quan NN và cấp trên vào cuộc sống XH.
- Quyết định HCNN phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan hoặc chức vụ. Tức các chủ thể q/lý HCNN chỉ được phép ban hành quyết định HCNN để giải quyết những vấn đề XH phát sinh trong phạm vi thẩm quyền mà pháp luật đã trao cho, ko lạm quyền và lẩn trách nhiệm.
- Quyết định HC NN phải được ban hành xuất phát từ những lí do xác thực. Tức là các chủ thể q/lý HCNN chỉ được ban hành quyết định HCNN để giải quyết những vấn đề XH phát sinh, khách quan, cần thiết, một cách khoa học tránh tuỳ tiện, chủ quan, duy ý trí. Thông thường chủ thể HCNN ban hành quyết định HCNN trên cơ sở 3 lý do sau: 
+ Do yêu cầu của cấp trên để giải thích hoặc thi hành quyết định của cấp trên
+ Xuất phát từ sáng kiến của nhà HC.
+ Do đề nghị của cấp dưới hoặc cá nhân, tổ chức.
- Quyết định HC NN phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục luật định. Tức quyết định HCNN phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định và đúng hình thức mà pháp luật đã quy định cho từng loại quyết định HC.
2. Các yêu cầu về tính hợp lý của quyết định HCNN.
Một quyết định HCNN chỉ có khả năng thực thi cao khi nó đảm bảo được tính hợp lý. Một quyết định HCNN được coi là hợp lý khi nó đảm bảo các yêu cầu sau:
- Quyết định HCNN phải đảm bảo hài hoà lợi ích NN, tập thể và cá nhân. tức là quyết định HCNN phảI kết hợp hài hoà lợi ích NN, tập thể và cá nhân. lấy lợi ích của NN và lợi ích chung của nhân dân làm tiêu chí để đánh giá tính hợp lý của quyết định, tránh vì lợi ích tập thể mà gây tổn hại cho lợi ích chung của XH. 
- Quyết định HCNN phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, đối tượng.
Quyết định HCNN phải đảm bảo cụ thể về mục tiêu, chủ thể thực hiện, điều kiện, phương thức thực hiện, thời gian và ko gian tiến hành. Tuy nhiên mức độ cụ thể còn tuỳ thuộc vào cấp ra quyết định HC NN và loại quyết định HCNN. Cấp q/lý càng thấp thì mức độ cụ thể càng cao và ngược lại. Đồng thời quyết định HC NN phải phù hợp với đặc điểm của từng vấn đề và đối tượng trong từng thời kỳ.
- Quyết định HCNNphải đảm bảo tính hệ thống, tính toàn diện.
Tính toàn diện của quyết định HCNN  đựơc thể hiện ở việc ban hành quyết định HCNN phải tính đến hết tất cả các yếu tố: chính trị, kinh tế, văn hoá, XH, an ninh, quốc phòng, môi trường…phải tính đến tác động trước mắt và lâu dài, trực tiếp và gián tiếp. tính hệ thống thể hiện ở việc ban hành quyết định HCNN phải đặt trong một hệ thống các quyết định HCNN khác, phù hợp và đồng bộ với các quyết định HC NN liên quan, ko mâu thuẫn, triệt để lẫn nhau.
- Quyết định HCNN ban hành phải đảm bảo kỹ thuật lập quy. Tức đảm bảo về ngôn ngữ, văn phong và cách trình bày.
Văn phong trong quyết định HCNN là văn phong HC với các đặc điểm; khách quan của cách trình bày; ngắn gọn và chính xác, tính phổ thông đại chúng và dân tộc, tính khuôn mẫu chặt chẽ. Ngôn ngữ dùng trong quyết định HCNN là ngôn ngữ tiếng Việt phổ thông.
Đánh giá thực trang khi ban hành quyết định HC hiện nay, trên các phương diện như:
+ Các quyết định HCNN trái pháp luật, sai thẩm quyền chiếm tỷ lệ cao.
+ Các quyết định HCNN chồng chéo, triệt tiêu lẫn nhau mang tính cục bộ.
+ Các quyết định HCNN sai về nội dung, ko dảm bảo chất lượng, sai hình thức chiếm tỷ lệ cao.
Tất cả những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực và hiệu qủa của q/lý HCNN, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với NN, Đảng. Làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài…
3. Yêu cầu cam kết thực hiện.
Liên hệ thực tiễn:
- Tính hợp pháp
- Tính hợp lý

Câu 17. Các yếu tố ảnh hưởng đến ban hành quyết định HCNN.
* Những yếu tố khách quan:
- Vấn đề quyết định: Yếu tố khách quan đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định là vấn đề cần phải giải quyết. Loại vấn đề và tính chất phức tạp của vấn đề quy định loại quyết định, nội dung và quy trình xây dựng quyết định. Những vấn đề liên quan đến lợi ích của cộng đồng, các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế thỡ loại quyết định thường là quyết định chính sách. Những vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh một loại quan hệ SX thỡ cần ban hành quyết định quy phạm. Hoặc những vấn đề quyết định này trong phạm vi giải quyết tớnh huống cụ thể, gắn với sự kiện pháp lý thỡ ban hành quyết định hành chính cá biệt...
- Yếu tố thẩm quyền: Chủ thể HC chỉ có thể ban hành quyết định QLHC để giải quyết vấn đề khi nó thuộc phạm vi thẩm quyền của nhà hành chính. Tên loại quyết định cũng phụ thuộc vào thẩm quyền ban hành của người ra quyết định.
- Yếu tố nguồn lực: Chủ thể HC chỉ có thể ban hành quyết định để giải quyết vấn đề khi nhà HC có được đầy đủ các nguồn lực để thực hiện quyết định như: tài chính, vật chất, nhân sự. Trường hợp không có đủ nguồn lực để giải quyết vấn đề thỡ khụng nờn ban hành quyết định vỡ khi đó, ban hành quyết định QLHC để giải quyết vấn đề chỉ là sự lóng phớ vụ ớch.
- Yếu tố thông tin: Thông tin về vấn đề cần giải quyết và các thông tin có liên quan đến giải quyết vấn đề có ảnh hưởng quyết định đến xây dựng quyết định. Chủ thể hành chính chỉ có thể tỡm ra được mục tiêu và cách thức để giải quyết vấn đề tốt nhất khi họ có thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về vấn đề và các yếu tố liên quan. Nếu không có thông tin hay thông tin không đầy đủ theo yêu cầu trên thỡ sẽ hạn chế việc tỡm ra các phương án khả thi có để giải quyết vấn đề.
- Yếu tố chính trị: Việc lựa chọn phương án quyết định để giải quyết vấn đề chịu ảnh hưởng bởi các định hướng chính trị, công luận, hay nguyện vọng của các nhóm lợi ích chịu tác động bởi quyết định HC.
- Thời gian ra quyết định: Thời gian cần thiết cho việc ra quyết định cũng ảnh hưởng đến chất lượng của các quyết định. Ra quyết định trong thời gian hạn chế, gấp rút thỡ việc thu thập xử lý thông tin đầy đủ theo yờu cầu là khú thực hiện. Với thời gian hạn chế, chủ thể HC sẽ khụng tỡm được nhiều phương án quyết định, hoặc là duy ý chớ trong việc lựa chọn phương án giải quyết vấn đề.
* Những yếu tố chủ quan:
- Năng lực của người ra quyết định, tác phong của người ra quyết định là yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc xây dựng quyết định quản lý HC. Mỗi một nhà hành chớnh cú những kiến thức kinh nghiệm, tỏc phong, quản lý riờng, những tố chất đó quy định cách tiếp cận, lối tư duy, việc xác định nội dung và phương pháp ra quyết định.
- Động cơ của người ra quyết định: Về nguyên tắc, các quyết định QLHCNN được ban hành nhằm phục vụ lợi ích chung toàn XH và công dân. Nhưng các quyết định này được xây dựng bởi những con người cụ thể. Đó là những cá nhân hay tập thể có đời sống XH gắn với những lợi ích khác nhau trong những thời điểm nhấtđịnh, vỡ vậy, nú tạo nờn những động cơ khác nhau ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết đinh.

Câu 18. Quy trình ra quyết định
Trong Q/lý HCNN, q/định HCNN là một công cụ q/lý HCNN. Ra quyết định Q/lý HCNN là một trong những chức năng và là vấn đề cốt lõi của q/lý HCNN. Nói cách khác, để thực hiện chức năng q/lý HCNN, các cơ quan, cán bộ, công chức HC NN phải ban hành các quyết định HCNN.
Quyết định HC NN là kết qủa của sự thể hiện quyền lực đơn phương của cơ quan HCNN, cán bộ, công chức HCNN được trao thẩm quyền, đuợc ban hành trên cơ sở luật và thực hiện luật dưới hình thức theo quy định của pháp luật để đề ra chính sách, đặt ra, sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật HC hoặc làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật HC cụ thể nhằm thực hiện chức năng q/lý XH trong phạm vi quyền hành của NN.
Để các quyết định HC thoả mãn các yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý thì việc ban hành quyết định HCNN thoả mãn các yêu cầu về tính hợp pháp, thì việc ban hành quyết định HCNN phải tuân thủ một quy trình 4 giai đoạn và 9 bước.Tuy nhiên tuỳ theo từng mức độ phức tạp và tầm quan trọng của từng loại quyết định HCNN mà việc ban hành quyết định HC có thể rút gọn và đơn giản hơn. Thông thường các quyết định HCNN cơ bản và quyết định HCNN quy phạm đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các giai đoạn, các bước
1. Giai đoạn 1: Ban hành quyết định
Đây là giai đoạn chuyển từ ý tưởng quyết định thành quyết định HC trên giấy. Tất nhiên giai đoạn này có thể bắt đầu thực hiện khi đã có sáng kiến quyết định hoặc đã xác định được vấn đề đã quyết định. Sau khi đánh giá khái  quát tầm quan trọng của vấn đề và tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.
Bước 1: Điều tra nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin, phân tích đánh gía tình hình làm căn cứ cho việc ra quyết định. Dự đoán, lập phương án và chọn phương án tốt nhất.
- Điều tra, nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin về vấn đề.
- Xác định nguyên nhân của vấn đề tức trả lời câu hỏi vấn đề xuất hiện từ những lý do nào? 
- Xác định mục tiêu của quyết định tức trả lời câu hỏi quyết định nhằm đạt cái gì?
Để làm tốt bước này cần làm tốt nội dung sau:
+ Kiểm tra tính khách quan và tính chính xác của nguồn thông tin, tránh chủ quan. Cần coi trọng cả thông tin chính thức và phi chính thức.
+ Chỉnh lý hệ thống hoá thông tin theo yêu cầu của vấn đề hoặc tình huống quyết định cần phải giải quyết.
+ Phải nghiên cứu, xây dựng các phương án quyết định. Trong một phương án phải đề cập được các phương tiện đảm bảo, các biện pháp áp dụng, thời gian thực hiện và thời gian có hiệu lực.
+ Cơ quan chủ trì quyết địn cần phối hợp chặt chẽ với một số cơ quan liên quan khi cần lập một bản dự thảo.
+ Khi xây dưng phương án cần có cơ quan hay cố vấn pháp lý tham gia để đảm bảo tính nhất quán, tính hệ thống của pháp luật.
- Xây dựng phương án quyết định và lựa chọn phương án quyết định.
+ Xây dựng phương án để có thể giải quyết vấn đề.
+ Xác định trọng số của từng yếu tố của từng phương án.
+ Đánh giá hiệu quả của từng phương án và lựa chọn phương án tối ưu hoặc hợp lý nhất.
Bước 2: Soạn thảo quyết định
Soạn thảo quyết định là quá trình lấy ý kiến và chấp bút để hình thành bản dự thảo quyết định. Để đảm bảo cho quá trình dự thảo được khách quan, đúng đắn cần thực hiện nhưng yêu cầu sau:
- Cần đưa ra thảo luận lấy ý kiến của một số cơ quan có liên quan. Tuỳ từng loại quyết định mà việc lấy ý kiến có tính chất bắt buộc hoặc lấy ý kiến tham khảo.
- Đối với những quyết định hành chính NN ban hành chủ trương có quan hệ trực tiếp đến đời sống nhân dân trên phạm vi cả nước cũng như địa phương và đơn vị cơ sở, cần lấy ý kiến của nhân dân trước khi ra quyết định.
- Các quyết định HCNN có các nội dung chính trị-xã hội-kinh tế-kỹ thuật sâu sắc cần phảI được các chuyên gia trong các lĩnh vực đó góp ý kiến.
Bước 3: Thông qua quyết định
Thông qua quyết định là quá trình đưa dự thảo quyết định thành quyết định HCNN chính thức thông qua việc thảo luận và đi đến nhất trí, thống nhất các nội dung cần nêu trong quyết định.
Quyết định HCNN phải được thông qua theo đúng thủ tục. Có hai phương thức thông qua:
* Thông qua chế độ tập thể
- Quyết định được thông qua với số phiếu được pháp luật quy định. 2/3 tổng số thành viên trở lên.
- Chuẩn bị, tổ chức, điều hành và kết thúc cuộc thảo lụân dự thảo quyết định và thông qua quyết địnhlà công việc quan trọng. Công việc này cần làm những nội dung sau:
- Hồ sơ đưa ra cuộc họp phải đầy đủ các tài liệu sau: tờ trình, căn cứ, lý lẽ, nội dung chính, ý kiến cơ quan hữu quan, phị lục thống kê chọn lọc và một dự thảo quyết định.
- Tài liệu phải gửi đến từng người dự họp trước một số ngày để họ nghiên cứu trước.
- Tiến hành hội nghị phải dân chủ, ko được dùng chức quyền và uy tín cá nhân để áp chế. Mặt khác, trong quá trình hội nghị, chủ toạ phải định hướng tiến trình thảo luận đi vào những vấn đề trọng tâm, chủ yếu tránh tràn lan, ngoài lề.
- Cách trình bày và phát biểu thảo luận phải gắn ngọn, rõ ràng, đi thẳng vào dự thảo quyết định.
- Cuối cùng phải sơ kết vấn đề thảo luận và phát biểu quyết định đã được bổ xung.
- Để đảm bảo chất lượng hội nghị, người có trách nhiệm phải kiểm tra trước đề án. Chỉ đem ra thảo luận những đề án có chất lượng, chuẩn bị đúng thủ tục.
* Thông qua quyết định theo một chế độ thủ trưởng
Trên cơ sở bàn bạc tập thể, lấy ý kiến người thủ trưởng có quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Do đó đòi hỏi người thủ trưởng phải có bản lĩnh, dám làm, dám quyết và sẵn sàng chịu trách nhiệm. Muốn vậy ngưòi thủ trưởng phải có đủ kiến thức về lĩnh vực phụ trách, phải tự nghiên cứu vấn đề, cần lắng nghe ý kến cấp dưới và phải quyết đoán.
Những sai lầm người thủ trưởng cấn trách khi quyết định:
- Ra quyết định mà ko nắm vững yêu cầu thực tế, giải quyết một cách chung chung, ko cụ thể và hiện thực, ko đủ chính xác, rõ ràng.
- Quá tin vào tham mưu, người dự thảo và chấp bút, ko điều tra kỹ lưỡng, ko lắng nghe ý kiến người tham gia,có định kiến sẵn, quá tin vào những hiểu biết của mình đi đến quyết định một cách phiến diện, chủ quan.
- Ra quyết định mang tính thỏa hiệp, nể nang, dựa dẫm cấp trên, theo đuổi một cách thụ động, ko sáng tạo, ko tự chịu trách nhiệm.
- Ra quyết định ko đúng thẩm quyền, ko đủ căn cứ pháp lý, quyết định trùng lặp, chồng chéo với các quyết định đã ra trước đây.
Bước 4: Ra văn bản
Đây chính là bước văn bản hoá các quyết định HCNN. Bước này cần lưu ý đến nguyên tắc, thể thức, thủ tục và quy chế xây dựng văn bản q/lý HCNN.
2. Giai đoạn 2. Tổ chức thực hiện quyết định HC
Tổ chức thực hiện quyết định HC là quá trình biến các ý đồ của quyết định thành kết quả thực tế thông qua các hành động có tổ chức. Hiệu lực và hiệu quả của quyết định chỉ có thể có được khi quyết định đó được thực thi trong cuộc sống và phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện nó.
Bước 5: Triển khai quyết định đến đối tượng thi hành bằng phương tiện nhanh nhất và theo con đường ngắn nhất.
- Nhận được quyết định, các cơ quan cấp dưới phải triệt để thực hiện bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng, để ra kế hoạch và biện pháp thực hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành, địa phương.
- Công bố, công khai, tuyên truyền, giả thích ý nghĩa, nội dung trong toàn đối tượng để họ tự chấp hành, cần phối hợp tốt mọi lực lượng.
Bước 6: Tổ chức thực hiện quyết định HCNN.
- Phân công cho đối tượng thực hiện theo nguyên tắc phân cho bộ phận thì theo chức năng, phân cho cá nhân thì theo khẳ năng với tinh thần hợp lý.
- Đảm bảo những phương tiện vật chất, tài chính và nhân lực cần thiết theo nguyên tắc tiết kiệm. Đối với các quyết định chính sách, đi kèm với nó là các chương trình, dự án.
- Phương pháp thực hiện:
+ Thực hiện thí điểm ở một số đối tượng, ở một số nơi để rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết, điều chỉnh rồi mới triển khai diện rộng.
+ Thực hiện diện rộng những chỉ đạo điểm để nhanh chóng rút kinh nhiệm chỉ đạo diện.
+ Thực hiện đại trà trong toàn bộ đối tượng, lĩnh vực điều chỉnh, tác động bởi quyết định.
Lựa chọn phương án nào là tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung thời gian, điều kiện và tình hình cụ thể.
Bước 7: Xử lý thông tin phản hồi, điều chỉnh quyết định kịp thời.
Trong quá trình thực hiện quyết định, cần phải theo dõi tiến độ thực hiện và có những điều chỉnh cần thiết, thậm chí có thể phải sửa đổi, bổ xung hoặc đình chỉ, bãi bỏ quyết định cũ thay thể quyết định mới khi quyết định đó ko đúng, ko chính xác. Tuy nhiên, chỉ cần điều chỉnh quyết định khi thấy thật sự cần thiết, sau khi đã có kết luận rõ ràng, để tránh gây ra tâm lý ko ổn định và làm giảm lòng tin của cấp dưới, của người thực hiện.
Giai đoạn 3. Kiểm tra việc thực hiện quyết định
Bước 8: Kiểm tra
Kiển tra việc thực hiện quyết định là khâu đảm bảo sự thành công và hiệu quả của quyết định và thực hiện quyết định phải gắn liền với kiểm tra thực hiện quyết định. Cú nhiều hình thức kiểm tra:
- Kiểm tra thường xuyên và toàn diện trong suốt quá trình diễn biến thực hiện quyết định
- Kiểm tra đột xuất, có trọng điểm, nhằm vào một số khâu nhất định.
- Kiểm tra tổng kết việc thực hiện quyết định.
Bước 9. Xử lý kết quả kiểm tra
            Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cấp có thẩm quyền phải có biện pháp sử lý:
- Đôn đốc việc thực hiện, bổ sung quyết định cần thiết.
- Khen thưởng người tốt việc tốt.
- Xử lý cơ quan, người phạm sai lầm, khuyết điểm
- Sơ kết công việc kiểm tra.
Giai đoạn 4. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định
Sau khi thực hiện quyết định quản lý, điều quan trọng là phải đánh giá một cách trung thực, cụ thể, chính xác kết quả hoạt động quản lý. Đánh giá quyết định phải trung thực nhỡn thẳng vào sự thật, núi đúng sự thật, không giấu giếm khuyết điểm , tránh khoa trương thổi phồng thành tích.
Từ việc phân tích các bước của giai đoạn ban hành và tổ chức thực hện quyết định theo mô hình hợp lý. Theo khoa hoc HC có 5 khó khăn hạn chế ảnh hưởng đến việc ra quýêt định HC.
1. Tính phức tạp của vấn đề, mục tiêu và sự cam kết của các Quyết định HC.
Trong q/lý HCNN, vấn đề cập và mục tiêu vạch ra có thể rất khác nhau từ nhiều khía cạnh. Một sự cam kết của các cơ quan HC cũng có thể được xem là dấu hiệu để loại bỏ việc xác định mục tiêu của quyết định HC. Sự phân tích các khả năng để xác định vấn đề cũng có thể bị lu mờ bởi sự khác nhau trong tư duy. Một vấn đề chính là dấu hiệu khó khăn nhận được từ môi trường của các cơ quan HC. Trên thực tế những khó khăn đó ko phải luôn được chuyển tải trực tiếp đến cho các nhà HC do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả những nguyên nhân về thể chế; cũng có những nguyên nhân thuộc về hành vi.
Xác định vấn đề và sự đồng ý chung của nhiều người có liên quan đến các vấn đề HC phải quyết định được xem như bước quan trọng để xác định các bước tiếp theo. Nếu ko có sự thoả thuận mang tính chung khó có thể khả thi để đi đến các nội dung khác. Xác định được vấn đề được thoả thuận là khâu khó khăn ko những ko rõ ràng như trong các quyết định sản xuất, kinh doanh. Vấn đề nói chung và vấn đề mà các nhà HC quan tâm ko phải luôn tồn tại rõ ràng trong thực tế. Muốn tìm ra nó đòi hỏi phải thông qua một quá trình quan sát, đánh giá và lôi kéo thực tế. Quá trình này của HC có sự tham gia của nhiều người và đó cúng chính là khó khăn mà các nhà HC phải giải quyết khi lựa chọn vấn đề.
Tính đa dạng của các vấn đề là khó khăn trong xác định mục tiêu và biện pháp để giải quyết vấn đề. Xác định mục tiêu liên quan đến việc chuẩn đoán, phán xét khả năng tương lai cúng chứa đụng nhiều yếu tố ko rõ ràng. Ví dụ, khi nhận định về sự chưa thích ứng của giáo dục phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, mục tiêu trọn gói, cũng như chính sách liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau như giáo trình, giáo viên đến nguồn tài chính hỗ trợ. Nếu như chỉ để cập đến một khía cạnh nào đó của vấn đề, thì ko thể đạt mục tiêu của quyết định mang tính vĩ mô của NN là phổ cập giáo dục tiêu học hay Trung học cơ sở.
Mục tiêu được xác định là hình ảnh tương lai của tổ chức HCNN được hình thành trong các nhà HC. Tuy nhiên, vấn đề này lại ko chỉ nhà HC quyết định. Những thủ tục, thể chế có thể ngăn cản một sự thay đổi cần cho việc thực hiện quyết định trong tương lai. Điều đó cũng có nghĩa là khó khăn gây hạn chế việc xác định mục tiêu của quyết định HC.
 2. Hạn chế vế thông tin để ra quyết định HC.
Quyết định HC phải được lựa chọn một cách hợp lý. Nhưng có nhiều yếu tố, trong đó thiếu thông tin cản trở việc làm quyết định hợp lý. Việc thiếu thông tin do nhiều lý do khác nhau.
Trước hết, do chi phí để quy tụ tất cả những quan tâm xác định vấn đề và mục tiêu.
Hai là, do chi phí thời gian cho việc đánh giá, xem xét và lựa chọn các phương án cần thiết để quyết định. Thông thường do quá nhiều nhóm lợi ích có liên quan nên các cuộc họp thường kéo dài, nhiều lần và ko đi đến kết quả mong muốn.
Ba là, do các nhà HC ko muốn bỏ mất nhiều cơ hội khi dành nhiều thời gin cho một quyết định cụ thể. Họ phải đưa ra nhiều quyết định khác nhau trên nhiều lĩnh vực và mỗi lĩnh vực được họ đặt cho một trọng số.
Bốn là, do thành viên của các quyết định HC thờ ơ với việc thu thập thông tin về quyết định HC, khi cần làm quyết định lại ko đủ điều kiện để tìm kiếm nó. Cần đưa ra quyết định HC nhưng lại thiếu thông tin về chính vấn đề đó.
Năm là, do ko áp dụng được những ký thuật dự đoán,dự báo và ko đủ kinh phí cần thiết cho hoạt động này.
Sáu là, do nhiều báo cáo của các nhà chính trị, HC quá phức tạp và làm cho các nhà HC khó có thể tìm thấy trong đó nhưũng thông tin cần thiết cho quyết định nếu như ko có kinh phí và thời gian để xử lý.
Bảy là, do năng lực của các nhà HC hạn chế trong việc tiếp cận thông tin và xử lý thông tin . Nhiều công nghệ hiện đại cho phép họ tiếp cận thông tin, nhưng năng lực hạn chế và do đó để mất cơ hộ thông tin.
3. Đòi hỏi, cam kết, ngăn chặn và sự ko thích ứng của các nhà HC trong qua trình làm quyết định.
Cơ quan HC gồm nhiều thành viên được tập hợp trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Trong qúa trình lựa chon vấn đề xác định mục tiêu, trong ko ít trường hợp, ý muốn cá nhân của từng thành viên len lỏi vào quá trình quyết định. Họ đại điện cho những nhóm lợi ích khác nhau và do đó có thể có những nhu cầu, cam kết và những cản trở nhất định đối với cam kết của nhièu nhóm khác. Nếu thể chế HC ko có cách thức để loại trừ nhân tố đó thì khó có thể làm cho quyết định HC hợp lý.
4. Tổ chức đơn vị HC và quan hệ giữa lập pháp và hành pháp.
Nhiều loại thủ tục HC có sức cản trở việc xác định mục tiêu và chính sách. Nhiều loại thủ tục HCNN ko phải do HC mà do các nhà lập pháp thiết lập. Các thủ tục theo hình thức này thường thiếu tính linh hoạt, sẽ dẫn đến tính quan liêu trong quyết định HC.
Một số vấn đề khác được đề cập là quan hệ giữa các nhóm chuyên gia thiếu sự hợp tác, giao tiếp, do vậy đều tìm cho mình một sự hợp lý, gây khó  khăn cho việc ra quyết định.
Một số h/động HCNN bị ràng buộc ngay chính các nhà lập pháp khi họ đưa ra những nền tảng pháp luật cơ bản cho HC h/động. Mối quan hệ tương đối phức tạp này tuỳ thuộc vào tương quan giữa hành pháp và lập pháp.
Vd: ở Việt Nam, quyền lực NN là thống nhất ko phân chia nhưng có sự phân công, phân cấp, phân quyền.
5. Những hành vi  tiêu cực của các nhà HC.
Trong nhiều trường hợp, những hành vi tiêu cực được gọi nhu là hành vi cản trở của các h/động giao tiếp cần thiết trong quá trình  quyết định.
(Nêu VD)

PHẦN KHÔNG CÓ TRONG CÂU HỎI
            Những đk cơ bản cần cho ra quyết định HCNN.
-  Có vấn đề ra quyết định
-  Chủ thể hành chính có nguyện vọng giải quyết vấn đề
-  Có khả năng giải quyết vấn đề
- Có sự ủng hộ của người thực hiện.

*Tài liệu phần 4 tải tại đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét